1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Phận người ở khu chung cư cao cấp:

Kỳ 4: Hàng nghìn chiếc bình nóng lạnh đi đâu?

(Dân trí) - Ông Bùi Đức Nhuận chỉ tay lên bức tường nhà tắm, giọng chua chát: “Đây anh xem, rốn nước và dây điện để lắp bình nóng lạnh vẫn chờ săn, mà bình thì hơn ba năm nay vẫn chả thấy đâu!”.

Kỳ 1: Sau 3 năm vẫn lùng nhùng chuyện nước sạch, nước bẩn


Kỳ 2: Những không gian bị "đánh cắp"

 

Kỳ 3: Biến nhà trẻ thành... sân tennis

Bình nóng lạnh hiệu Italia… trên giấy

 

Chúng tôi tìm đến căn hộ nhà ông Bùi Đức Nhuận, phòng 1508, nhà 18T2, khu chung cư Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội). Ông giở hồ sơ hợp đồng mua bán căn hộ, tại trang 14, mục 4: Thiết bị cấp thoát nước khu WC có ghi rõ: “Bồn tắm, bình nóng lạnh dùng sản phẩm của Italia”.

 

Rồi ông Nhuận dẫn chúng tôi vào khu vệ sinh trong nhà. Trên tường nhà tắm đã có sẵn rốn nước, dây điện chờ, nhưng bình nóng lạnh thì không thấy đâu. Ông Nhuận cho biết, toàn bộ những căn hộ tại nhà 18T2 do ông làm tổ trưởng đều trong tình trạng “không bình nóng lạnh” giống nhà ông.

 

Bà Bùi Thị Chi, phòng 1907, nhà 24T2, cho biết, 3 năm nay bình nóng lạnh theo hợp đồng vẫn nằm trên giấy. Không thể đợi mãi, để có nước nóng phục vụ sinh hoạt, gia đình bà đã phải chi thêm 4 triệu đồng để lắp bình nóng lạnh chạy bằng gas.

 

Bà Chi cho biết, toàn bộ các căn hộ khác ở toà nhà 24T2 đều không được trang bị bình nóng lạnh của Italia như trong hợp đồng đã ghi. Bà nhẩm tính: Tổng số tiền bị “ăn bớt” ở cả khu đô thị mới này có thể lên đến 4-5 tỷ đồng, chưa kể công lắp đặt.

 

Kỳ 4: Hàng nghìn chiếc bình nóng lạnh đi đâu? - 1

Điều khoản thứ tư, mục 4, trang 14 ghi rõ "bình nóng lạnh dùng sản phẩm của Italia". (Ảnh: Thái Bình)

 

Sang đến toà nhà 18T1, tình trạng này cũng diễn ra tương tự. Ông Nguyễn Đức Thuần, Bí thư chi bộ khu đô thị mới thuộc phường Nhân Chính, Tổ trưởng tổ dân phố tòa nhà 18T2 cho biết: “Bình nóng lạnh không lắp nhưng người dân chúng tôi cũng không nhận được một lời giải thích từ phía chủ đầu tư. Trong khi đó chúng tôi phải sử dụng bình đun nước bằng gas theo kiểu “bán ép” cùng với hệ thống đường dẫn ga đun nấu với giá 4 triệu đồng”.

 

Ban quản lý sẽ tính toán bù trừ

 

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Hoài Giang, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà và đô thị (VINAHUD), Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam cho biết: Việc người dân phải nộp tiền đề lắp đặt hệ thống đường dẫn gas và bình nước nóng chạy bằng gas là do đơn vị cung cấp gas, không thuộc Công ty Vinaconex.

 

Các bình nước nóng sử dụng điện không lắp đặt đã không đưa vào chi phí tòa nhà khi quyết toán thuế với nhà nước. “Đây là hợp đồng kinh tế giữa hai bên, nếu hộ dân thấy không đúng với điều kiện hợp đồng, người dân hoàn toàn có quyền khiếu nại. Tôi cũng không xem kỹ hợp đồng kinh tế, nên tôi cũng không nắm được việc này. Các hộ dân cứ kiểm tra lại, nếu có thì thanh toán, không có thì không thanh toán”, ông Giang cho biết.

 

Ông Giang còn khẳng định, với những hộ dân ở đây, ngay cả chi phí cho từng viên gạch cũng được tính toán bù trừ. Các hộ dân hoàn toàn có thể mang hồ sơ lên gặp Ban quản lý dự án để nhận được lời giải thích và tính toán bù trừ.

 

Trao đổi thêm về vấn đề biến nhà trẻ thành sân tennis (như đã nêu ở kỳ 2), ông Giang giải thích: “Nói Vinasinco thuê là không đúng. Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Việt Nam là đơn vị do Tổng công ty Vinaconex thành lập nhằm quản lý khai thác, cung cấp các dịch vụ cho các hộ dân sinh sống tại dự án khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính.

 

Hiện công trình nhà trẻ này chưa hoàn thành nên Tổng công ty Vinaconex để Công ty Vinasinco mượn dùng tạm. Dự kiến đến đầu năm 2008, Công ty Vinasinco sẽ dọn đi để đưa công trình nhà trẻ vào sử dụng. Sân tennis lúc đó sẽ dỡ đi làm sân đa năng của trường”.

 

Thái Bình

 

Kỳ cuối: Quản lý các khu đô thị mới như thế nào?

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm