Kiệu "bay" trong hội rước vua giả độc nhất Hà Nội

(Dân trí) - Kiệu "Chúa" liên tục được tung hứng ngả nghiêng, lúc thì như bay trên đường khi làm nhiệm vụ dẫn đầu đoàn rước vua giả trong lễ hội đền Sái ở thôn Thuỵ Lôi (Thuỵ Lâm, Đông Anh, Hà Nội) chiều 26/2.

Video: Kiệu "bay" trong hội rước vua giả độc nhất Hà Nội


Lễ hội đền Sái bắt đầu từ sáng 26/2 (ngày 11 tháng Giêng) bằng các màn tế lễ kéo dài nhiều giờ đồng hồ bên trong ngôi đền trên đỉnh núi Sái. Trung tâm của màn tế lễ là một cụ ông vào vai Chúa với phong cách hóa trang cầu kỳ.

Lễ hội đền Sái bắt đầu từ sáng 26/2 (ngày 11 tháng Giêng) bằng các màn tế lễ kéo dài nhiều giờ đồng hồ bên trong ngôi đền trên đỉnh núi Sái. Trung tâm của màn tế lễ là một cụ ông vào vai "Chúa" với phong cách hóa trang cầu kỳ.


Thực hiện màn tế lễ còn có nhiều bô lão trong làng. Lễ hội đền Sái để tưởng nhớ vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa năm xưa.

Thực hiện màn tế lễ còn có nhiều bô lão trong làng. Lễ hội đền Sái để tưởng nhớ vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa năm xưa.


Trong khi các bô lão đang thực hiện lễ tế trong nội điện, ở bên ngoài, các thanh niên chằng buộc kiệu Chúa vô cùng cẩn thận để chuẩn bị cho màn rước đặc biệt.

Trong khi các bô lão đang thực hiện lễ tế trong nội điện, ở bên ngoài, các thanh niên chằng buộc kiệu "Chúa" vô cùng cẩn thận để chuẩn bị cho màn rước đặc biệt.


Khoảng chính Ngọ, không khí lễ hội bắt đầu sôi động khi kiệu Chúa được rước ra khỏi đền.

Khoảng chính Ngọ, không khí lễ hội bắt đầu sôi động khi kiệu "Chúa" được rước ra khỏi đền.


Hàng trăm thanh niên trai tráng trong trang phục truyền thống tham gia màn rước. Kiệu Chúa hướng sang đền để đón Vua.

Hàng trăm thanh niên trai tráng trong trang phục truyền thống tham gia màn rước. Kiệu "Chúa" hướng sang đền để đón "Vua".


Kiệu Vua được rước ra khỏi đình cũng là lúc đoàn rước hội tụ đầy đủ các thành phần, bắt đầu đi về làng. Người được chọn vào vai vua năm nay là cụ Ngô Tiên Tương, 71 tuổi, ở khu 7 xã Thuỵ Lâm.

Tương truyền, sau khi thành Cổ Loa được xây dựng, vua chúa nhiều đời đã về đây bái yết. Nhưng thấy việc đi lại hao phí tiền bạc và công sức của nhân dân, vua đã ban chiếu cho dân làng hàng năm rước vua giả.

Kiệu "Vua" được rước ra khỏi đình cũng là lúc đoàn rước hội tụ đầy đủ các thành phần, bắt đầu đi về làng. Người được chọn vào vai vua năm nay là cụ Ngô Tiên Tương, 71 tuổi, ở khu 7 xã Thuỵ Lâm.

Tương truyền, sau khi thành Cổ Loa được xây dựng, vua chúa nhiều đời đã về đây bái yết. Nhưng thấy việc đi lại hao phí tiền bạc và công sức của nhân dân, vua đã ban chiếu cho dân làng hàng năm rước vua giả.


Người vào vai Chúa năm nay là cụ Nguyễn Văn Tâm, 71 tuổi, ở khu 6 xã Thụy Lâm. Những người được chọn vào vai Vua và Chúa phải là bô lão có uy tín trong làng, có nhiều con cháu nội ngoại, gia đình đầm ấm hạnh phúc, hòa thuận với hàng xóm.

Người vào vai "Chúa" năm nay là cụ Nguyễn Văn Tâm, 71 tuổi, ở khu 6 xã Thụy Lâm. Những người được chọn vào vai "Vua" và "Chúa" phải là bô lão có uy tín trong làng, có nhiều con cháu nội ngoại, gia đình đầm ấm hạnh phúc, hòa thuận với hàng xóm.


Người quan trọng nhất trong đoàn rước là Vua, nhưng thu hút sự chú ý nhất lại là kiệu rước Chúa vì kiệu này liên tục được dâng lên, hạ xuống, ngả nghiêng và chạy như bay trên đường.

Người quan trọng nhất trong đoàn rước là "Vua", nhưng thu hút sự chú ý nhất lại là kiệu rước "Chúa" vì kiệu này liên tục được dâng lên, hạ xuống, ngả nghiêng và chạy như bay trên đường.


12 thanh niên khoẻ mạnh khiêng kiệu Chúa. Cứ khoảng 5 - 10 phút, họ lại thực hiện một màn tung hứng khiến kiệu dâng lên, hạ xuống, ngả nghiêng.

12 thanh niên khoẻ mạnh khiêng kiệu "Chúa". Cứ khoảng 5 - 10 phút, họ lại thực hiện một màn tung hứng khiến kiệu dâng lên, hạ xuống, ngả nghiêng.


Trên kiệu, người vào vai Chúa liên tục khua kiếm. Ý nghĩa của màn tung kiệu này là để kiệu Chúa làm nhiệm vụ dẹp đường cho kiệu Vua đi sau.

Trên kiệu, người vào vai "Chúa" liên tục khua kiếm. Ý nghĩa của màn "tung" kiệu này là để kiệu "Chúa" làm nhiệm vụ dẹp đường cho kiệu "Vua" đi sau.


Vừa ngả nghiêng kiệu, đội rước vừa chạy nhanh trên đường trong tiếng hò reo cổ vũ của những người dân chứng kiến hai bên đường.

Vừa ngả nghiêng kiệu, đội rước vừa chạy nhanh trên đường trong tiếng hò reo cổ vũ của những người dân chứng kiến hai bên đường.


Ngoài kiệu Vua và kiệu Chúa, đoàn rước còn có 4 võng quan là quan Thị vệ, quan Tán lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ.

Ngoài kiệu "Vua" và kiệu "Chúa", đoàn rước còn có 4 võng quan là quan Thị vệ, quan Tán lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ.

Quý Đoàn
Video: Xuân Ngọc