1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

"Không trồng cây lâm nghiệp phổ thông như gỗ mỡ làm cảnh quan đô thị"

(Dân trí) - Ông Trần Đức Lâm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái - khẳng định, trên địa bàn tỉnh chưa bao giờ có chủ trương trồng loại cây lâm nghiệp phổ thông như gỗ mỡ để làm cảnh quan đô thị.

Thời gian vừa qua, Hà Nội đã tiến hành đề án chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh. Mới đây, sau khi hàng trăm cây xanh bị chặt hạ, Hà Nội đã tiến hành trồng mới 382 cây thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh, được gọi tên là cây vàng tâm.

Tuy nhiên trong quá trình vào cuộc xác minh tên gọi đúng của loại cây mới được trồng này, PV Dân trí điều tra được loại cây này sinh sôi, phát triển nhiều tại huyện vùng cao Văn Chấn, Yên Bái, và được người dân nơi đây khẳng định là cây gỗ mỡ.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Đức Lâm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái - cho biết, cây gỗ mỡ và gỗ vàng tâm là hai loại cây hoàn toàn khác nhau, mặc dù có cùng họ và về ngoại hình rất giống nhau. Cây vàng tâm thường mọc trong rừng già, sinh trưởng chậm, phải từ hàng chục đến hàng trăm năm mới xuất hiện lõi vàng và có thể khai thác được.

Ông 
Ông Trần Đức Lâm: Yên Bái không có chủ trương trồng cây mỡ trên các tuyến đường phố trong đô thị.
TP Yên Bái tuyệt nhiên không có bóng dáng cây gỗ mỡ.
TP Yên Bái tuyệt nhiên không có bóng dáng cây gỗ mỡ.

Mặc dù Yên Bái được coi là một trong những vùng xuất xứ của cây vàng tâm nhưng hiện nay ở đây cũng rất hiếm loại cây này. Cây vàng tâm có giá trị cao hơn gấp nhiều lần so với cây gỗ mỡ; thường được bà con sử dụng làm những đồ vật có giá trị hoặc đồ gỗ tâm linh như quan quách…

Giá gỗ vàng tâm thường khá cao, khoảng từ 12 - 13 triệu/m3. Hiện chỉ còn một số vùng như huyện Trạm Tấu (Yên Bái) và Sơn La còn sót lại loại cây này.

Còn cây gỗ mỡ theo ông Lâm, tiếng bản địa gọi là “mạy răm”, có đặc điểm là lõi trắng tinh chứ không vàng như cây vàng tâm. Cây gỗ mỡ là loại cây lâm nghiệp phổ thông, chỉ phát triển thân chính, cành cây thường rất nhỏ và không tán rộng. Do đó gỗ mỡ chỉ phù hợp làm cây lâm nghiệp vì thân đứng, năng suất cao.

Cây gỗ mỡ được trồng bạt ngàn trên khắp các đồi núi tại xã Đại Lịch, Văn Chấn, Yên Bái.
Cây gỗ mỡ được trồng bạt ngàn trên khắp các đồi núi tại xã Đại Lịch, Văn Chấn, Yên Bái.

Cây gỗ mỡ được trồng bạt ngàn trên khắp các đồi núi tại xã Đại Lịch, Văn Chấn, Yên Bái.
Người dân địa phương xác nhận về cây gỗ mỡ được trồng chăm nhiều không chỉ trên đồi mà cả trong vườn nhà dân.

Gỗ mỡ được nhân dân trồng tại Yên Bái khá phổ biến, phục vụ mục đích phát triển kinh tế. Loại gỗ này chỉ được sử dụng làm nguyên liệu giấy, diêm, dát giường do độ bền và giá trị không cao, thường chỉ khoảng từ 4 - 5 triệu/m3. Hiện nay, tỉ lệ trồng mỡ trên địa bàn Yên Bái vào khoảng 20 - 30% trong diện tích cây lâm nghiệp.

“Tôi khẳng định trên địa bàn tỉnh Yên Bái chưa bao giờ có chủ trương trồng cây gỗ mỡ làm cây xanh, cảnh quan trên các tuyến đường trong đô thị. Những cây thích hợp để làm cảnh quan ở đô thị phải là những phát triển cành, tán rộng, lá nhọn, biểu bì phải rất cứng mới phù hợp. Còn các loại cây có biểu bì mềm, lá mềm như gỗ mỡ thì khả năng chống chịu trong đô thị thường kém” - ông Lâm giải thích.

Kỹ sư Nguyễn Duy Khánh, Chuyên gia về nhận biết cây rừng - Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Nghệ An cho biết thông tin cơ bản phân biệt cây Vàng tâm với cây Mỡ như sau:

Về cơ bản đây là 2 loại cây gỗ rất khác nhau; nhưng lại rất khó phân biệt bằng mắt thường (kinh nghiệm nhận dạng cây rừng). Tất nhiên, nhận dạng bằng máy móc hiện đại (như thử ADN, thử độ cứng…) thì dễ dàng, nhưng rất tốn kém, mất thời gian - nên không hữu dụng.

Sự khác nhau cơ bản là một bên là cây rừng tự nhiên, rất hiếm, gỗ rất cứng (chất lượng hơn - nhóm II), khó trồng trong thực tế (vì ít giống cũng như không hợp với điều kiện khắc nghiệt ngoài rừng). Còn cây mỡ là gỗ rừng trồng, rất phổ biến, dễ trồng, gỗ không phải là quá quý hiếm (nhóm V).

Cây gỗ mỡ tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Cây gỗ mỡ tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Cây gỗ được công bố là Vàng tâm trên đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội (ảnh chụp ngày 25/3).
Cây gỗ được công bố là Vàng tâm trên đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội (ảnh chụp ngày 25/3).

Sau đây là vài đặc điểm nhận dạng về các chỉ số nhận giạng hữu dụng, miêu tả đơn giản nhất cung cấp đến bạn đọc báo Dân trí:

Nội dung so sánh - nhận biết

Vàng tâm

Mỡ

Độ hiếm, quý

Rất hiếm. Bây giờ trong rừng tự nhiên còn rất ít; thậm chí ít hơn gỗ dổi. Gỗ dổi là cây gỗ rừng tự nhiên thuộc nhóm II. Vàng tâm thuộc nhóm III theo phân loại gỗ hiện nay.

Rất phổ biến. Là gỗ rừng trồng; thuộc nhóm V.

Trên ngọn có lông tơ màu vàng (rất dễ nhận thấy)

Ngọn lá không có lông tơ màu vàng

Vỏ

Màu vàng nhạt (như màu da của người bị bệnh gan)

Màu trắng, có hoa râm (do tác động của tự nhiên). Tuyệt đối không có màu vàng.

Gỗ

Cứng hơn, có màu vàng nhạt, kể cả khi gỗ đã khô. Nhìn rất giống gỗ dổi.

Mềm hơn. Màu trắng, không có màu vàng. Nếu gỗ khô có xu hướng vàng nhưng rất nhạt.

Cây giống

Thực tế không có nhiều.

Rất phổ biến.


 

Quốc Đô

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm