1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Nga Putin thăm Việt Nam
  3. Metro số 1 TPHCM

Khỉ tấn công du khách ở vườn quốc gia Cát Bà

Macaca là loài khỉ “hiếu chiến”, chúng đánh bạt những chú khỉ bản địa, “độc chiếm” đảo Cát Dứa. Do được nuôi thả gần người, nên các con khỉ Macaca rất “hỗn”. Chúng cướp đồ ăn, điện thoại di động, máy ảnh, thậm chí cào và cắn, phun nước bọt vào du khách!

Cát Dứa là hòn đảo nhỏ nằm trong lãnh địa của Vườn quốc gia Cát Bà (thuộc huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng), cách đất liền 15 phút bơi của người dân. Trên đảo cây cối tốt tươi, có bãi biển cát trắng phau. Để tăng thêm sức hấp dẫn du khách, từ năm 1993, Cục Kiểm lâm đã vài lần cho thả lên đảo khoảng 10 con khỉ, được “thu nhặt” từ Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội. Từ đó, Cát Dứa gọi là đảo Khỉ.

 

Những con khỉ “nhập cư”… hỗn láo!

 

Mỗi năm có hàng nghìn du khách đến đảo Khỉ tắm và ngắm lũ khỉ làm trò. Khỉ đảo Cát Dứa hầu hết là khỉ đuôi dài (Macaca Facicularis) – loài khỉ không được tự nhiên cho phép sống ở đảo này và khu vực Bắc VN.  

 

Theo ông Tilo Nadler - Trưởng đại diện Hội Động vật Frankurt tại VN, GĐ Trung tâm Cứu hộ linh trưởng VQG Cúc Phương, “khỉ Macaca là nhóm động vật hoang dã mang nhiều mầm bệnh lây nhiễm nguy hiểm như viêm gan B, lao phổi, dại, nấm…vết thương bị răng khỉ cắn còn dễ phát tác thêm bệnh uốn ván, rất dễ gây tử vong cho con người”.

 

Macaca là loài khỉ “hiếu chiến”, chúng đánh bạt những chú khỉ bản địa, “độc chiếm” Cát Dứa. Do được nuôi thả gần người, nên các con khỉ Macaca trên đảo rất “hỗn”. Chúng nhiều lần cướp đồ ăn, điện thoại di động, máy ảnh, thậm chí cào và cắn, phun nước bọt vào du khách! Mỗi lần như thế, du khách bực bội, mà không thấy ai trên đảo cát Dứa đưa lũ khỉ vào khuôn phép!

 

Không cho tạm trú!

 

Ngày 12/7/2005, ông Tilo Nadler đã gửi thư cho ông chủ tịch UBND TP. Hải Phòng, Chủ tịch UBND huyện Cát Hải trình bày quan điểm của mình về hành vi cắn du khách của những con khỉ Macaca đảo Cát Dứa, đề nghị có một quyết định đúng đắn, bắt ngay những loài động vật hoang dã đến tạm trú trên đảo này; từ nay về sau cần kiểm soát chặt chẽ hơn việc thả động vật hoang dã và gây trồng cây rừng không phải bản địa vào VQG Cát Bà.  

 

Thực ra đây cũng là quan điểm có từ lâu của những người đang tham gia dự án bảo tồn laoì voọc đầu trắng quí hiếm trên đảo Cát Bà. Họ đã nhiều lần cảnh báo với lãnh đạo vườn, nhưng không được sự hồi âm tích cực từ phía đối tác. Thậm chí theo bà tiến sĩ Rosi Stenke, họ đã chứng kiến việc GĐ vườn chỉ đạo thả ra đảo Khỉ những động vật được tịch thu từ đảo Cát Bà (trong đó có chồn bạc má), để phục vụ mục đích thu hút du khách. Họ sợ những con khỉ macaca “lưu manh” bơi rất giỏi, vượt từ đảo Dứa sang đảo Cát Bà, lai tạp với khỉ bản địa và lây truyền các bệnh dịch, pha tạp nguồn gene thuần chủng!

 

Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Thành đang chuẩn bị ra đảo Khỉ, nói với chúng tôi vào sáng ngày 3/8: “Ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà, môi trường đứng trên tất cả”. Còn bà Stenke thì ngậm ngùi: “Những rủi ro và hiểm nguy của du khách dường như bị các mục tiêu kiếm lợi nhuận làm che khuất. Nhiều qui định về bảo tồn, bảo vệ động vật hoang dã bị vi phạm bởi chính cơ quan bảo tồn, bảo vệ động vật Việt Nam”.

 

Theo Lao Động