1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Đà Nẵng:

Khai mạc triển lãm “Hoàng Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử”

(Dân trí) - Ngày 29/4, tại Bảo tàng Đà Nẵng, triển lãm “Hoàng Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” chính thức khai mạc.

Triển lãm do Sở Ngoại vụ, UBND huyện Hoàng Sa và Bảo tàng Đà Nẵng phối hợp tổ chức. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2013).

Tham dự buổi khai mạc cùng đại diện chính quyền Đà Nẵng, có Tổng Lãnh sự quán Lào tại Đà Nẵng và khoảng 150 đại biểu là doanh nhân, chuyên gia, giáo viên...  nước ngoài

Khai mạc triển lãm “Hoàng Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử”
Triển lãm thu hút đông đảo đại biểu, khách tham quan cùng báo chí trong và ngoài nước ngay từ buổi khai mạc, sáng 29/4

Theo đó, triển lãm trưng bày nhiều tư liệu quý của của Viện nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa như tuyển chọn những phần liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo từ 102 cuốn sách xuất bản ở các nước phương Tây trong các thế kỷ XVIII- XIX, các bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ của Đỗ Bá vẽ trong tập Hồng Đức, bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ do vua Minh Mạng cho vẽ vào năm 1838, bản đồ bản quốc địa đồ, bản đồ Petrus vẽ năm 1594 đêug thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Triển lãm cũng trưng bày khoảng 30 trong số 150 bản đồ của ông Trần Thắng trao tặng. Trong đó, có những bản đồ đã được xuất bản ở nhiều nước như Anh, Đức, Úc, Canada, Mỹ và Hồng Koong trong khoảng thời gian 1626-1980 thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh thổ Việt Nam.

Đặc biệt là các Atlas Trung Quốc địa đồ, Atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ xuất bản năm 1919 và năm 2923 được in bằng 3 thứ tiếng Pháp - Trung - Anh luôn chỉ giới hạn lãnh thổ của Trung Quốc chỉ đến giới hạn đến đảo Hải Nam, mà không hề đả động đến Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Ngoài ra, còn có các tư liệu của Công an thành phố Đà Nẵng, các tư liệu từ đề tài nghiên cứu khoa học “Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tư liệu lưu trữ của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975)”...

Phát biểu tại buổi khai mạc triển lãm, ông Đặng Công Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, Đà Nẵng nhấn mạnh: “Công lý không ở đâu khác ngoài sự thật. Hoàng Sa và Trường Sa là vùng lãnh thổ đã được tổ tiên người Việt bao đời và nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ khai phá, xác lập chủ quyền từ thế kỷ 17 và duy trì quyền chủ quyền một cách liên tục, hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Các tư liệu triển lãm lần này dù chỉ là một phần nhỏ của hệ thống các tư liệu lịch sử - pháp lý hiện có của chúng tôi thu thập được từ Việt Nam và các nước trên thế giới nhưng mang ý nghĩa lớn lao, rằng không ai có thể phủ nhận sự thật và công lý: Hoàng Sa là của Việt Nam”

Ngay trong ngày đầu khai mạc, triển lãm đã thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước dự xem. Một du khách nước ngoài đã viết cảm tưởng sau khi tham quan triển lãm: “Buổi triển lãm thật tuyệt. Triển lãm đã cung cấp những bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Chúc may mắn cho cuộc đấu tranh vì công lý của Việt Nam. Những ai đã từng làm việc ở nơi này và yêu mến nơi này, những ai yêu Việt Nam sẽ luôn luôn ủng hộ các bạn.”

Dưới đây là những hình ảnh ghi nhận từ triển lãm:

Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa do người Pháp dựng năm 1938
Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa do người Pháp dựng năm 1938

Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa do người Pháp dựng năm 1938
Đại Nam nhất thống toàn đồ do vua Minh Mạng cho vẽ năm 1838 thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa thuộc vùng lãnh thổ Việt Nam

Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa do người Pháp dựng năm 1938
Bản đồ do Petrus vẽ năm 1594 cũng cho thấy chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là lịch sử không thể chối cãi

Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa do người Pháp dựng năm 1938
Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ của nhà Thanh (Trung Quốc) vẽ năm 1904 cho thấy lãnh thổ của Trung Quốc chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam. Bản đồ không hề đề cập đến Tây Sa và Nam Sa, tức hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Toàn cảnh cơ sở hành chính trên đảo Hoàng Sa - thời Pháp
Toàn cảnh cơ sở hành chính trên đảo Hoàng Sa - thời Pháp

Khách nước ngoài chăm chú nghe giới thiệu về các tư liệu, hình ảnh được trưng bày tại triển lãm
Khách nước ngoài chăm chú nghe giới thiệu về các tư liệu, hình ảnh được trưng bày tại triển lãm

Khách nước ngoài chăm chú nghe giới thiệu về các tư liệu, hình ảnh được trưng bày tại triển lãm
Quay phim, ghi hình lại những hình ảnh, tư liệu cho thấy chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Khách nước ngoài ghi lại cảm tưởng sau khi tham quan triển lãm
Khách nước ngoài ghi lại cảm tưởng sau khi tham quan triển lãm

Khách nước ngoài ghi lại cảm tưởng sau khi tham quan triển lãm
Tạm dịch: "Triển lãm đã trưng bày những bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa..."

 Khánh Hiền