1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Quảng Ngãi:

Hơn 2.000 người “đu dây” qua sông

(Dân trí) - Từ trung tâm huyện Sơn Hà, vượt hơn 30km sẽ đến xã nghèo Sơn Ba, nơi có con sông Re chảy vào lòng xã. Khi sông Re hiền hòa, 629 hộ dân phải “đu dây” qua sông. Khi con lũ ập về, 6 thôn trong xã bị cô lập hoàn toàn.

Những học sinh treo tính mạng trên một sợi dây, qua sông học chữ

Những học sinh treo tính mạng trên một sợi dây, qua sông học chữ
 
Có dịp đến xã Sơn Ba (huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) trong những ngày mưa giữa tháng 11/2012, PV Dân trí không khỏi thót tim khi cùng người dân và các học sinh ngồi chênh vênh trên chiếc bè gỗ, bên dưới có chằng săm xe ô tô làm phao, vượt qua sông Re. Hành khách trên bè cùng chủ bè con người vít vào sợi dây thừng vắt ngang sông để lấy lực đưa chiếc bè rộng chưa đầy 4m2 sang bờ bên kia.

 

Xã Sơn Ba có 6 thôn phải qua sông gồm thôn Làng Già, Làng Chai, Mò O, Làng Bung, Kà Khu và Gò Da, với 629 hộ, tương ứng với 2.533 nhân khẩu, trong đó học sinh phải qua sông Re đi học là 234 em, đa phần là con em người H’re.

 

Thầy Trần Duy Hùng - Hiệu trưởng trường THCS Sơn Ba - tâm sự: “Sau buổi học, các em phải đi bộ gần 2km mới đến điểm đu dây qua sông Re về nhà. Khi mưa lớn, nước lũ từ đầu nguồn đổ về rất hung dữ, nhìn thấy các em qua sông mà lòng tôi lo lắng”.
 
Chênh vênh và hiểm nguy
 
Chênh vênh và hiểm nguy
 
Chênh vênh và hiểm nguy
Chênh vênh và hiểm nguy

 

Theo quan sát của PV Dân trí, dọc con sông Re thuộc xã Sơn Ba có khoảng 7 điểm kéo dây nối hai bên bờ sông. Dây được nối rất đơn sơ với trụ cây hay bụi tre, nhưng là điểm tựa bao lâu nay của hàng ngàn con người.

 

Là người đưa khách sang sông với chiếc bè tự tạo và di chuyển bằng cách “đu dây”, ông Đinh Văn La (ngụ thôn Làng Bung) cho biết: “Khi mực nước lên khoảng 30cm nữa thì không thể kéo bè được, chỉ dùng ghe đi qua thôi, nếu nước lũ là không qua được. Mỗi người dân đi qua thường đóng lệ phí 2.000 đồng, có thêm xe máy là 4.000 đồng, riêng học sinh thì tôi

không lấy tiền”.

 

Các học sinh nơi đây không chỉ lo học cái chữ mà còn lo chuyện sáng đi trưa về, tính mạng các em chênh vênh giữa dòng sông Re. Những lúc dòng lũ ập đến đột ngột, nhà trường phải lo nơi ăn chốn ở cho các em tá túc tạm thời, chờ nước lũ lắng dịu mới cho các em trở về nhà.

 

“Toàn xã chỉ có 1.007 hộ nhưng số hộ dân bên kia sông chiếm hơn 60%, mỗi khi dòng sông chảy xiết, các học sinh lẫn người dân phải ở lại bên này, chúng tôi phải mượn tạm trường học làm nơi ở và vận động nguồn lương thực giúp bà con. Xã Sơn Ba nằm ở nơi hẻo lánh, tài chính có hạn nên khó khăn đủ bề. Người dân ở đây mơ ước có một chiếc cầu treo để đi lại thuận lợi, kể cả lúc bão lũ”, ông Đinh Văn Nã - Bí thư Đảng ủy xã Sơn Ba - chia sẻ.
 
Mối nối rất sơ sài
Mối nối rất sơ sài

 

Là người dân của xã Sơn Ba, bà Nguyễn Thị Thu Trinh (60 tuổi, ngụ thôn Làng Bung) nói: “Trước đây có chiếc cầu bằng cây nhưng khi mùa mưa đến, nước lũ cuốn trôi và ảnh hưởng tính mạng người dân. Khi cây cầu trôi, người dân chuyển sang dùng bè rồi đu dây qua sông, thế nhưng cũng có nhiều lần cả xe máy lẫn người bị rơi xuống sông rất nguy hiểm”.

 

“Em ước mơ có cây cầu đi qua sông, chúng em sẽ không sợ hãi mỗi khi lũ ập đến đột ngột và không sợ thiếu ăn, thiếu mặc nữa”, em Đinh Văn Sợ - học sinh lớp 7B trường THCS Sơn Ba) tâm sự.

 

Hồng Long

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm