1. Dòng sự kiện:
  2. Gỡ khó về thuế, tài chính cho báo chí
  3. Thủ tướng thăm chính thức Hàn Quốc

Hoàng thành Thăng Long sẽ được công nhận là di sản văn hoá thế giới?

(Dân trí) - Tại cuộc họp báo chiều qua, 27/7, nhân chuyến <a href="http://dantri.com.vn/Sukien/2005/7/67951.vip">thăm chính thức Việt Nam</a> của Tổng Giám đốc Unesco Koichiro Matsuura, những vấn đề xoay quanh việc liệu di tích Hoàng thành có sớm được Unesco công nhận là di sản văn hoá thế giới hay không đã được báo chí đặc biệt quan tâm.

Đây là một nét chính trong Bản ghi nhớ thoả thuận giữa Việt Nam và Unesco trong chương trình hợp tác 2005 – 2010 vừa được ký kết chiều qua 27/7. Theo đó, Unesco sẽ hỗ trợ các chuyên gia về vấn đề chuyên môn và giữ vai trò điều phối chính trong dự án khu di tích Hoàng thành.

 

Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Koichiro Matsuura khẳng định khu vực di tích Hoàng thành có giá trị văn hoá và lịch sử toàn cầu. Vấn đề là về phía Việt Nam cần phải khoanh vùng khu vực nào của Hoàng thành sẽ được đệ trình lên Unesco để từ đó có kế hoạch quản lý khu di tích.

 

Một trong những vấn đề được nêu ra trong cuộc Họp báo chiều qua là việc liên quan đến không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Hiện nay, Việt Nam đã đệ trình hồ sơ lên Unesco để xét duyệt công nhận đây là di sản văn hoá phi vật thể. Trước khi ra quyết định cuối cùng vào ngày 3/11 tới đây, Unesco sẽ cử 18 chuyên gia của mình cùng với các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam đưa ra những đánh giá cụ thể về công trình văn hoá đặc biệt này.

 

Theo đánh giá của ông Lê Công Phụng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Việt Nam về Unesco, Bản Ghi nhớ thoả thuận lần này đánh dấu một bước mới trong quan hệ Việt Nam – Unesco, thể hiện tinh thần thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ của cả 2 bên. Cũng trong cuộc họp báo này, ông Lê Công Phụng cho biết, Chính phủ Việt Nam đã chính thức cam kết ủng hộ ông Koichiro Matsuura tái đắc cử nhiệm kỳ 2 Tổng Giám đốc Unesco.

 

P.V