1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Hộ khẩu KT3, công dân thiệt đủ đường

Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ (chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết: Trong Bộ luật dân sự hiện hành, phần về quyền cư trú quy định rằng công dân có quyền cư trú “theo quy định của pháp luật”.

Sau khi bộ luật này ra, Chính phủ đã có nghị định 51/CP về quản lý hộ khẩu, trong đó hạn chế người dân ở các nơi về thành thị để làm ăn sinh sống. Do đó mới có chính sách quản lý người dân bằng hộ khẩu, cứ không có hộ khẩu thì bị liệt vào diện KT3.

 

Kèm theo mất một số quyền nhân thân, công dân KT3 còn bị mất luôn quyền có tài sản. Vì không có hộ khẩu thì khi mua nhà, mua đất không được đứng tên, phải nhờ người khác đứng tên hộ. Khi tranh chấp nhau, kiện ra tòa án, tòa bảo giấy trắng mực đen, tên của ông Nguyễn Văn A là tài sản của ông A, không thể là của ông Nguyễn Văn B được, cho nên không thể đòi lại nhà đất.

 

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thoa (Bình Dương): Người dân chỉ cần chứng minh thư là đủ

 

Tôi nghĩ nếu người dân có chứng minh thư là có thể giải quyết được mọi vấn đề. Trong Bộ luật dân sự phải có một điều hoặc quy định nào đó về quyền tự do cư trú, về vấn đề hộ khẩu để tất cả địa phương cùng áp dụng giải quyết thì dân đỡ khổ hơn. Nhiều phương tiện thông tin đại chúng vừa qua đã nói về những cái khổ của dân. Chính vì họ không có hộ khẩu nên nhiều hoạt động phải dối trá.

 

Như ở TPHCM diện KT3 muốn đăng ký hộ khẩu phải ở thành phố từ năm năm, rồi phải có công ăn việc làm ổn định. Có những người làm tự do nhưng bây giờ không có giấy chứng nhận là làm ở đâu thì cũng không được chấp nhận cho đăng ký hộ khẩu. Như vậy lại phải tự ra đăng ký để làm ở một công ty tư nhân gì đó - nhưng thật ra là không làm - để có giấy đi đăng ký hộ khẩu.

 

Theo Tuổi trẻ

Dòng sự kiện: Quốc Hội