1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hậu quả buồn từ những dự án “treo” ven biển TT-Huế

(Dân trí) - Rừng phòng hộ bị dân phá, cát ở cồn chắn ven biển bị doanh nghiệp lấy trộm, resort bỏ hoang dang dở gây lãng phí tiền của, sa mạc hóa… đang là những tình ảnh đáng lo ngại về việc quy hoạch các dự án “treo” ở dải ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế.

Đây là vùng biển với 50km chiều dài chạy qua các xã thuộc huyện Phú Lộc. Trong chuyến công tác cuối tháng 3 vừa qua, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi tốc độ tàn phá nhanh chóng ở dải bờ biển đẹp ở đây.
 

Tại khu rừng dẻ phòng hộ thuộc xã Lộc Vĩnh, sau khi bị Chính phủ “tuýt còi” vì dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô phạm vào 250ha rừng, dự án vốn đã “bất động” từ năm 2012 đến nay cũng không có chuyển biến gì, thì một tình tiết mới xuất hiện: nhiều vụ chặt rừng dẻ xảy ra với mật độ lớn do các nhóm dân địa phương đã xâm hại khá nghiêm trọng vào khu rừng cả trăm năm có nhiệm vụ bảo vệ đất đai, làng mạc phía trong.

Những gốc dẻ vài chục năm tuổi ở rừng phòng hộ ven biển vừa bị chặt
Những gốc dẻ vài chục năm tuổi ở rừng phòng hộ ven biển vừa bị chặt

Bên cạnh nhiều khoảng rừng dẻ đối diện bờ biển mới bị chặt trụi, thân dẻ còn rỉ nhựa tươi, chúng tôi còn thấy khá nhiều bãi trồng dẻ sát biển bị chặt, đốt từ lâu. Theo ông Bùi Ngọc Ga, Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh, có hơn chục vụ chặt rừng, phá rừng bị xử lý. “Người dân có làm bừa khi chặt rừng, trồng xen lấn vào rừng dẻ vì đời sống túng quẫn, chờ quy hoạch treo được tháo gỡ nhưng chẳng thấy đâu. Chúng tôi đã làm bảng nghiêm cấm chặt dẻ, nhưng vì lực lượng mỏng không làm xuể” – ông Ga nói.

Dưới ánh nắng ít chói chang ngày cuối xuân, chúng tôi vẫn thấy chói mắt với vùng cát trơ trọi như hoang mạc đã bắt đầu lộ ra, dấu hiệu của việc sa mạc hóa. Khi vùng cảnh quan thiên nhiên sát biển mà cụ thể là rừng dẻ ở đây bị tàn phá, ắt hẳn sẽ làm mất đi cân bằng sinh thái.

Tiếp tục đi về dọc con đường từ xã Lộc Vĩnh đến Lăng Cô, một vùng lớn cồn cát ven biển cũng thuộc xã Lộc Vĩnh đã gần như bị san phẳng. Cùng với rừng phi lao, rừng dẻ thì cồn cát khổng lồ lớn trên còn có nhiệm vụ quan trọng chắn cát bay, cát nhảy từ biển vào. Những hố sâu hoắm khoét vào tận chân cồn cát, và có các đường nhỏ dẫn qua một số cồn cát lớn khác, trên còn in đầy dấu chân xe tải lấy cát. Có lẽ chỉ một thời gian ngắn nữa, tình trạng lấy cát tự nhiên trái phép trên sẽ san phẳng các cồn cát - “lá chắn phòng hộ” biển trước thiên tai, gió bão khó lường luôn xảy ra ở đây.

Ông Ga trao đổi, đơn vị lấy cát là Khu du lịch Thiên Đường, làng Xanh quản lý vùng đó, cơ quan đã vài lần phát hiện, xử phạt nhưng rồi cũng “bó tay” vì không có người theo sát. “Đơn vị này lấy cát để san lấp mặt bằng, xây dựng. Gặp chúng tôi khi đang chở cát thì họ nói là đang giải phóng mặt bằng, thi công resort, còn khi không có ai thì có thể kêu người tới bán đất” – ông Ga phân trần.

Cát bị đơn vị quản lý resort khoét sâu đem bán, cồn cát trở thành như miệng của núi lửa
Cát bị đơn vị quản lý resort khoét sâu đem bán, cồn cát trở thành như miệng của "núi lửa"

Cũng là chuyện khách sạn, khu nghỉ dưỡng, 1 resort gần đó là Nirvana từ lúc đi vào xây dựng, chạy thử nghiệm một thời gian ngắn cũng đã bỏ hoang. Hiện gió biển kèm theo cát nhiều thổi vào đã làm hư hại khá nhiều vật dụng ở resort. Một số resort khác xây dở phần móng, hay vài nhà lên rồi bao hàng rào lại đã làm một dải bờ biển đẹp hoang sơ ở Phú Lộc như miếng bánh bị gặm dở. Trong mấy chục resort được cấp phép thì đã bị thu hồi một số vì năng lực kém của nhà thầu.

Khó có thể nói câu chuyện vài năm tới khi hậu quả nhiều dự án “treo” ở ven biển sẽ gây ra những hậu quả gì tiếp ở Phú Lộc. Dự án thì treo, dân thì kêu, xây dựng cũng không xong, tách thửa cũng không được, địa phương quản lý, giám sát còn quá lỏng lẻo, để lọt nhiều tài nguyên bị lấy ra khỏi địa bàn.

Một số hình ảnh ghi nhận những ảnh hưởng xấu của dự án treo tại dải bờ biển huyện Phú Lộc:

Một cây dẻ bằng thân người vừa bị dân chặt

Một cây dẻ bằng thân người vừa bị dân chặt
Vùng dẻ sát biển còn lại rất ít

Vùng dẻ sát biển còn lại rất ít
Dù có biển cấm

Dù có biển cấm
Dù có biển cấm


Người dân chặt những thân dẻ lớn về làm củi, đi bán và có đất trống để trồng cây khác nuôi sống bản thân. Quy hoạch treo làm cho những vùng đất cho dân canh tác, sinh sống "dậm chân tại chỗ". Biết là vi phạm luật nhưng dân ở đây phải làm vậy vì kế sinh nhai ngày càng ít đi
Dù có biển cấm

Các cồn cát khổng lồ ven biển bị băm xẻ "thịt" từ chính các resort "treo" nhằm kiếm lời trước mắt khi chưa xây được resort

Một vùng làm resort đã bị sa mạc hóa
Một vùng làm resort đã bị sa mạc hóa

Một resort chỉ có nhà công vụ và tường rào hư hỏng nặng mấy năm qua

Một resort chỉ có nhà công vụ và tường rào hư hỏng nặng mấy năm qua
Nirvana resort hoang vắng.
Nirvana resort hoang vắng.

Đại Dương