1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Hành trình “cõng” cần cẩu hơn 1.000 tấn vượt hàng nghìn kilomet đường biển

Mới đây, Công ty Cổ phần vận tải đa phương thức Vietranstimex đã phối hợp cùng đối tác tiến hành vận chuyển và đổ bộ thành công 2 cần cẩu xếp dỡ container, trong đó có 2 cần cẩu có trọng lượng hơn 1.000 tấn từ Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) ra Cảng nước sâu Lạch Huyện (Hải Phòng) bằng đường biển, với quãng đường khoảng 1.400km.

Hành trình “cõng” cần cẩu hơn 1.000 tấn vượt hàng nghìn kilomet đường biển

Để tìm hiểu rõ hơn về cuộc hành trình vượt biển “cõng” các cần cẩu khủng và đổ bộ thành công nói trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Hân – Phó Giám đốc Chi nhánh miền Nam của Công ty Cổ phần vận tải đa phương thức - Vietranstimex (VTT).

Ông Hân cho biết, trong dàn cần cẩu “khủng” trên có 2 cần cẩu QC có trọng lượng 1.026 tấn, dài 146m, rộng 28m, cao 82m được đối tác thuê VTT phối hợp cùng liên danh Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Tân Cảng (TCTS) và Công ty Cổ phần dịch vụ biển Tân Cảng (TCO) vận chuyển từ Cảng Quốc tế Tân Cảng – Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu) đến Cảng nước sâu Lạch Huyện (Hải Phòng) bằng đường biển, với chiều dài quãng đường khoảng 1.400km.

Cần cẩu khủng trên sà lan biển được kéo bởi tàu có công suất lớn.
Cần cẩu "khủng" trên sà lan biển được kéo bởi tàu có công suất lớn.

Cũng theo ông Hân, để vận chuyển và đổ bộ thành công cần cẩu “khủng” nói trên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự và phương tiện, cũng như trải qua nhiều công đoạn khác nhau.

Di chuyển đoàn rơ-moóc vào để nâng cần cẩu lên.
Di chuyển đoàn rơ-moóc vào để nâng cần cẩu lên.

Hành trình “cõng” cần cẩu hơn 1.000 tấn vượt hàng nghìn kilomet đường biển - 3

Cụ thể, Vietranstimex đã chuẩn bị những đoàn rơ moóc thủy lực tự hành hiệu Cometto (có tải trọng trên 1 trục là 34 tấn) gồm nhiều mô đun khác nhau. Sau đó các đoàn rơ moóc tự hành trên được kết nối thành 2 tổ hợp, mỗi tổ hợp rơ moóc có 36 trục với chiều dài từ điểm đầu đến điểm cuối mỗi tổ hợp là hơn 50m. Ngoài việc chuẩn bị máy móc hiện đại, Vietranstimex còn bố trí đội ngũ kỹ sư có tay nghề cao, được đào tạo từ nước ngoài để vận hành các thiết bị chuyên dụng này.


Bánh xe vận chuyển quay 360 độ.

Bánh xe vận chuyển quay 360 độ.

Đoàn rơ-moóc di chuyển bằng thiết bị điều khiển từ xa.
Đoàn rơ-moóc di chuyển bằng thiết bị điều khiển từ xa.

Sau đó, cần cẩu được tiến hành vận chuyển qua các công đoạn như: Kích nâng cần cầu từ đường ray trên cầu cảng để đưa lên các đoàn rơ moóc tự hành sau đó vận chuyển cần cẩu từ cầu cảng xuống sà lan biển, phối hợp với các đơn vị đối tác di chuyển trên biển và khi đến Cảng nước sâu Lạch Huyện (Hải Phòng) lại dùng đoàn moóc tự hành để vận chuyển lên cầu cảng và sử dụng bộ kích điều khiển chuyên dụng để đưa vào đúng vị trí lắp đặt.

Di chuyển cần cẩu tại Cảng nước sâu Lạch Huyện.
Di chuyển cần cẩu tại Cảng nước sâu Lạch Huyện.

Cẩn cẩu đã được hạ xuống đúng vị trí lắp đặt tại Cảng nước sâu Lạch Huyện.
Cẩn cẩu đã được hạ xuống đúng vị trí lắp đặt tại Cảng nước sâu Lạch Huyện.

Theo ông Hân, công đoạn di chuyển cần cẩu từ cầu cảng xuống sà lan biển và ngược lại, từ sà lan biển lên cầu cảng là quan trọng, phức tạp nhất.

“Quá trình di chuyển cần cẩu từ cầu cảng xuống sà lan biển và từ sà lan lên cầu cảng thì đoàn rơ-moóc có thời điểm ở trong tình trạng nửa trên cầu cảng nửa dưới sà lan. Thời điểm này các kỹ sư phương án, kỹ sư hàng hải phải tính toán việc ballad (sự đảm bảo ổn định nổi của sà lan) và tính toán thủy triều rất kỹ để đảm bảo không bị nghiêng lật” – ông Hân cho biết.

Hành trình “cõng” cần cẩu hơn 1.000 tấn vượt hàng nghìn kilomet đường biển - 8

Công đoạn vận chuyển cần cẩu từ cầu cảng xuống sà lan biển và từ sà lan biển lên cầu cảng là phức tạp nhất.
Công đoạn vận chuyển cần cẩu từ cầu cảng xuống sà lan biển và từ sà lan biển lên cầu cảng là phức tạp nhất.

Cần cẩu khi đưa xuống sà lan biển được chằng buộc cố định an toàn. Ngoài ra, còn phải hàn cố định từ chân cần cẩu xuống sà lan để cố định khi đi trên biển.
Cần cẩu khi đưa xuống sà lan biển được chằng buộc cố định an toàn. Ngoài ra, còn phải hàn cố định từ chân cần cẩu xuống sà lan để cố định khi đi trên biển.

Cũng theo ông Hân, công đoạn trên chỉ làm trong một thời gian nhất định theo tính toán, để đoàn rơ-moóc được đổ bộ an toàn, nếu làm không kịp thủy triều xuống hoặc lên sẽ rất mất an toàn. Hơn nữa phải căn chỉnh tuyệt đối chính xác vào đúng vị trí của tâm đường ray trước khi rút đoàn rơ moóc để khi hạ bánh xe cần cẩu phải trùng tâm ray.

“Vận chuyển những thiết có kích thước lớn và tải trọng như này chúng tôi làm nhiều rồi và chưa để xảy ra sự cố nào, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đối tác, khách hàng. Vietranstimex luôn tiên phong trong việc vận tải các thiết bị hạng nặng như các dàn khoan dầu khí, máy biến áp…Có dự án chúng tôi còn vận chuyển thiết bị nặng tới 3.500 tấn” – ông Hân chia sẻ thêm.

Nguyễn Dương