Hàng Trung Quốc tràn ngập đồ chơi trung thu
Dù xuất xứ đã ghi rõ Made in China, thậm chí nhiều loại mặt nạ đưa lên mũi thấy mùi khét nhưng người tiêu dùng vẫn thản nhiên lựa chọn với lý giải khó cưỡng lại sự bắt mắt của những mặt hàng này.
Đa dạng về mẫu mã, chủng loại
Ħnbsp;
Vào những ngày này, phố cổ Hà Nội lung linh, rực rỡ sắc màu trên nền đỏ chủ đạo. Đèn Ŭồng, đèn ông sao, đầu lân, cờ Tổ quốc... bày bán khắp các con phố.
ļ/P>
Một số gắn nhãn mác hàng Trung Quốc, một số thì mập mờ “áo gấm đi đêm”.ĠNhững người tiêu dùng “dễ tính”, không quan sát kĩ thường bỏ qua điều này.
&nbsŰ;
La liệt trên các sạp hàng là súng phun tạo bong bóng hình cá heo và ngựa giá 60.000 đôĀng/bộ, trống Trung Quốc giá dao động từ 25.000 đến 60.000/chiếc tùy loại, đèn phát sáng 20.000 – 50.000 đồng/chiếc.
Đặc biệt, mặt hàng tạo điểm nhấn của thị trườŮg đồ chơi trung thu năm nay là mặt nạ kinh dị, gớm ghiếc và dữ tợn, giá dao động từ 20.000 đến 150.000 đồng/chiếc tùy loại to, nhỏ.
Theo các chủ cửa hàng, thị trường đồ chơi trung thu năm nay ưu tiên hàng Việt Nam, đặc biệt “sức hút của các mặt hàng thủ công trên thị trường là không nhỏ”.
Hàng Việt đã thực sự lên ngôi với những sản phẩm thủ công như đèn lồng in hình biển đảo Việt Nam với giá 60.000 đồng/chiếc, đèn ông sao loại nhỏ có giá từ 15.000 – 20.000 đồng/chiếc, đèn ông saů cỡ lớn hơn có giá dao động từ 45.000 – 100.000 đồng/chiếc, trống có giá thành 30.000 – 100.000 đồng/cái,…
Tuy nhiên, sức mua của mặt hàng đồ chơi có nguồn gốc Trunŧ Quốc không hề nhỏ.
Lý giải về điều này, chị Giang, chủ một cửa hàng đồ chơi trung thu tại phố Hàng Mã cho biết: “Cả mặt hàng Việt và Trung quốc đều ngang nhau vǠ giá cả. Nhưng đồ chơi cho con trẻ phải bắt mắt, màu sắc sặc sỡ và đa dạng về chủng loại, mẫu mã nên hàng Trung quốc vẫn có đất dụng võ cũng là điều dễ hiểu. Hàng Việt còn hạn chế về điều này”.
<ł style="mso-bidi-font-weight: normal">Mập mờ về độ an toàn
Theo quan sát của PV tại mǴ̣t cửa hàng đồ chơi đầu phố Hàng Mã, có thể nhận thấy, càng về chập tối, lượt khách đổ dồn vào đó càng đông. Trời nóng, tuy nhiên không lại với sức mua của khách tại cửa hàng này.
Khi được hỏi về nguồn gốc của các mặt hàng này, người bán hàng tỏ rõ vẻ khó chịu: “Thế rốt cuộc em có mua không? Ở đây chỉ có đồ Trung Quốc thôi em ạ”.
Anh Nam, sau khi dạo quanh một vòng các sạp hàng đồ chơi trên phố Hàng Mã, Hàng Lược, đã quyết định mua một bộ súng phun tạo bong bóng tại cửa hàng cho bé An, con trai anh.
Sau một hồi nghe người bán hàng thuyết phục với giọng ngon ngọt, anh đã đi đến ngã giá mà không một chút phân vân.<įP>
Được hỏi về chất lượng của loại đồ chơi này, anh Nam chia sẻ: “Mình thấy chiếc súng bắt mắt thì mua thôi. Trẻ con mà, đứa nào chẳng thích nghịch bong bóng. Ngày bé, mình cũng cŨơi trò này suốt, có sao đâu. Hơn nữa, trò chơi này ngày nay lại được cải tiến trông bắt mắt và khá hiện đại, tại sao lại không mua cho được chứ”.
Dù xuất xứ "Made iŮ China" đã in rõ trên bao bì sản phẩm nhưng điều đó đã được các khách hàng dễ tính bỏ qua bởi phương thức “hiện đại hóa”, “bắt mắt hóa” sản phẩm của các nhà sản xuất.
Mặt hàng đồ chơi này còn hút khách bởi chiêuĠthức “câu khách” hết sức thông minh của chủ các cửa hàng khi đưa "người mẫu" đứng trước sạp hàng trực tiếp quảng bá sản phẩm.
Những loại nước phun bọt đủ màu sắc được pha chế ngšy tại quầy. Khi được hỏi về cách pha chế thứ nước này, Thái Hà, người “quảng cáo sản phẩm” chia sẻ: “Nước này là xà phòng chị ạ. Em có thể pha được thành rất nhiều màu nhờ hương liệu tạo màu, giống như xà phòng tắm”.
Đó chỉ là chiêu thức “qua mắt” khách hàng. PV quan sát nhận thấy dung dịch đó có mùi lạ, hắc vàĠgây nhức mũi khi tiếp xúc. Hơn thế nữa, những loại hương liệu tạo màu lại không hề có nguồn gốc rõ ràng (?).
Chẳng ai có thể lường được hậu quả sẽ xảy đến vớũ những đứa trẻ sử dụng loại đồ chơi này, khi dung dịch này nhanh chóng biến thành bong bóng chỉ trong vài giây sau khi được thổi.
Không dưới một cửa hàng đồ chơi 1İ0% “Made in China”. Những chiếc mặt nạ không rõ nguồn gốc hay trên bao bì xuất hiện chữ Trung Quốc đã trà trộn vào thị trường đồ chơi trung thu, nhằm đáp ứng một bộ phận thị hiếu người sử dụng.
Những chiếc mặt nạ mặt quỷ với bộ tóc kinh dị, chực nhe răng dọa người được “chuộng” nhất năm nay. Nhiều người bán hàng cho biết, những chiếc mặt nạ này làm bằng cao su hay nhựa tái chế ơĉ các tỉnh lân cận.
Ở bất cứ một cửa hàng đồ chơi nào trên các tuyêān phố cổ như Hàng Mã, Hàng Lược, Lương Văn Can cũng đều thấy bóng dáng của những chiếc gậy phát sáng, những chiếc mặt nạ, túi bóng bay... không rõ nguồn gốc, chỉ được bọc vào một chiếc túi nilon giản tiện, giá cả “phải chăng” nhất có thể.
Một bộ phận khách mua “dễ tính”, bỏ qua công đoaģn kiểm định nguồn gốc hay độ an toàn của một bộ phận đồ chơi trẻ em được bày bán tràn lan trên thị trường hiện nay. Còn người bán, thương buôn thì dễ dãi, thờ ơ với nguồn gốc của chính các mặt hàng mình bán ra thị trươĀng.
“Thú thật, anh thấy những món đồ này đẹp, lại rẻ, màu sắc bắt mắt và hình ảnh thân thiện với trẻ con nên anh mua về bán thôi, chứ nguồn gốc ở đâu không quanĠtrọng. Về độ an toàn thì năm nào chẳng thế, các bé dùng mãi có sao đâu em”, anh Trọng, một thương buôn vừa ngã giá đồ chơi tại một cửa hàng ở đầu phố Hàng Mã chia sẻ.
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định từ 15/9 tới, toàn bộ sản phẩm đồ chơi trẻ em, thiết bị điện, điện tử lưu thông trên thị trường Việt Nam phải có tem CR (tem chứng nhận sản phẩm hợp quy), tuy nhiên dạo qua hầu hết các gian hàng đồ chơi trên Űhố cổ Hà Nội vẫn chưa thấy sự xuất hiện của loại tem này.
Theo Đỗ Dung
Vietnamnet