Hai "tư lệnh" sẽ trả lời thế nào trước các câu hỏi nóng?
Sức nóng từ những cái tên Bầu Kiên, cựu Bộ trưởng Trần Xuân Giá, Sacombank, Eximbank hay thương hiệu “độc quyền SJC” rõ ràng là những vấn đề nóng nhất trong các chất vấn tại kỳ họp này được dành cho thống đốc.
Quá tải bệnh viện: Câu chuyện dài chưa có hồi kết!
Còn các nội dung liên quan đến Bộ trưởng Bộ Y tế cũng vẫn “nóng” như chục năm trước.
3 con số dành cho Thống đốc Bình
Có 3 con số mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình sẽ phải giải thích: Khoản chênh lệch giữa vàng và vàng lên tới 3 triệu đồng/lượng. 90.000 tỉ đồng mà Nhà nước đang nợ DN. Và 70 triệu đồng tiền lương mỗi tháng cho các quan chức ngân hàng, trong khi “nợ xấu” đang “đầm đìa” trong chính khối nắm huyết mạch của nền kinh tế.
Thống đốc Bình là thành viên Chính phủ đầu tiên thừa nhận vấn đề “lợi ích nhóm” trong khối ngân hàng. Đây là quyết định dũng cảm. Tuy nhiên, trước nghị trường hôm nay, ông sẽ phải nêu những “địa chỉ” cụ thể bởi một trong 3 nội dung chất vấn sẽ là vấn đề “tội phạm ngân hàng, các vụ thâu tóm và lợi ích nhóm”.
Vàng sẽ là vấn đề cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm. Đang tồn tại trong thực tế nỗi lo lắng, bức xúc, thậm chí uất ức trong dân chúng, sau khi thương hiệu độc quyền SJC ra đời. Không phải không có lý khi có những thắc mắc được nêu: Vì sao NHNN lại lấy thương hiệu của một DN làm thương hiệu quốc gia? Tạo ra trong thực tế khoản chênh lệch giữa vàng và vàng lên tới 3 triệu đồng/lượng. Thậm chí, đó có phải là một biểu hiện của lợi ích nhóm? Hay “Dùng SJC làm thương hiệu độc quyền có trái với quan điểm phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa?”.
Ở tầm “vi mô”, cử tri và nhân dân chờ đợi lời giải thích chính thức của Thống đốc về lý do của việc “định giá vàng theo thương hiệu chứ không theo tuổi”, lý do của sự chênh lệch giữa SJC và “phần còn lại”. Bởi, không quá khó để nhận ra, đang có sự bất nhất trong bản thân thống đốc khi ông siết chặt quản lý thị trường vàng, trong khi tuyên bố không có ý định bình ổn giá vàng.
Trong các văn bản chất vấn, có đại biểu đã nêu ra con số 70 triệu đồng/tháng, là thu nhập của quan chức ngân hàng cỡ “giám đốc chi nhánh” và đặt câu hỏi: Vì sao nợ xấu trong ngân hàng quá lớn mà lương thì lại quá cao.
Các DN cũng đang băn khoăn thắc mắc: Vì sao tỉ lệ huy động tiền gửi tăng, nhưng tỉ lệ dư nợ cho vay thấp? Và, lại là một con số: 90.000 tỉ đồng mà nhà nước đang nợ (thanh toán) có được coi là “nợ xấu” khiến các DN lâm vào tình trạng “nợ đồng lần” khi nhiều công trình đã hoàn thành từ 5-7 năm trước vẫn chưa được “con nợ nhà nước” thanh toán.
Đó là những câu hỏi cấp bách được đặt ra và rõ ràng không dễ để trả lời, để cử tri và nhân dân cả nước “tâm phục khẩu phục”.
Những câu hỏi về y tế: 10 năm vẫn “nóng”
Trước phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế, ĐBQH - Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nêu ra hàng loạt các vấn đề ông muốn chất vấn: Trách nhiệm của ngành y tế đến đâu trong việc quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm yếu kém - vị ĐBQH, đồng thời cũng là một hòa thượng đã dùng từ là “không kiểm soát được”.
Ông nói dư luận rất bức xúc về những chiêu phù phép những sản phẩm đã hôi thối, thức ăn bỏ đi bằng xử lý những hóa chất độc hại để trở lên tươi mới bán cho những đối tượng nghèo có thu nhập thấp, học sinh sinh viên nghèo, gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dân.
Trong khi đó, từ mấy đời bộ trưởng, quá tải bệnh viện vẫn tồn tại dai dẳng trong nỗi bức xúc của cả người ốm lẫn người khỏe. Cựu Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu đã từ chối đưa ra một thời hạn cụ thể về việc xóa bỏ tình trạng nằm ghép, cử tri và nhân dân chờ đợi Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ nói sao, sẽ hứa sao.
Bởi, nói như vị hòa thượng “Có vào các bệnh viện, được chứng kiến những người bệnh phải chen chúc nằm 2 đến 3 người một giường bệnh thì bao giờ bệnh nhân mới khỏi bệnh được”. Đây là một câu hỏi khó cho Bộ trưởng Tiến. Có lẽ vị hòa thượng, cử tri và nhân dân cả nước chờ một lời hứa. Bởi vì không hứa thì sẽ chẳng bao giờ có thể giải quyết được.
Nhưng y tế hoàn toàn không chỉ là sự quá tải, thể hiện trong hình ảnh cười ra nước mắt “bệnh nhân lóp ngóp chui từ gầm giường ra chào Bộ trưởng” hồi bà đi thị sát. Y tế còn là nỗi bức xúc với hơn 200 khoản “viện phí” đã tăng, nhưng chất lượng khám chữa bệnh vẫn không được cải thiện, là giá thuốc cho những người nghèo nhất thế giới đang bị đẩy cao nhất thế giới.
Và tất nhiên, là vấn đề y đức, là tình trạng tham nhũng trong ngành y tế, một trong những ngành “tham nhũng vặt” nhiều nhất. Và tất nhiên, những căn bệnh lạ, những vụ “thuyên tắc ối” mập mờ đang chờ lời giải thích của Bộ trưởng.
Là nữ Bộ trưởng duy nhất trả lời chất vấn, tuy nhiên, vấn đề đặt ra với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có lẽ cũng sẽ không “nhẹ nhàng”, không “tế nhị” nổi.
Có 3 con số mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình sẽ phải giải thích: Khoản chênh lệch giữa vàng và vàng lên tới 3 triệu đồng/lượng. 90.000 tỉ đồng mà Nhà nước đang nợ DN. Và 70 triệu đồng tiền lương mỗi tháng cho các quan chức ngân hàng, trong khi “nợ xấu” đang “đầm đìa” trong chính khối nắm huyết mạch của nền kinh tế.
Thống đốc Bình là thành viên Chính phủ đầu tiên thừa nhận vấn đề “lợi ích nhóm” trong khối ngân hàng. Đây là quyết định dũng cảm. Tuy nhiên, trước nghị trường hôm nay, ông sẽ phải nêu những “địa chỉ” cụ thể bởi một trong 3 nội dung chất vấn sẽ là vấn đề “tội phạm ngân hàng, các vụ thâu tóm và lợi ích nhóm”.
Vàng sẽ là vấn đề cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm. Đang tồn tại trong thực tế nỗi lo lắng, bức xúc, thậm chí uất ức trong dân chúng, sau khi thương hiệu độc quyền SJC ra đời. Không phải không có lý khi có những thắc mắc được nêu: Vì sao NHNN lại lấy thương hiệu của một DN làm thương hiệu quốc gia? Tạo ra trong thực tế khoản chênh lệch giữa vàng và vàng lên tới 3 triệu đồng/lượng. Thậm chí, đó có phải là một biểu hiện của lợi ích nhóm? Hay “Dùng SJC làm thương hiệu độc quyền có trái với quan điểm phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa?”.
Ở tầm “vi mô”, cử tri và nhân dân chờ đợi lời giải thích chính thức của Thống đốc về lý do của việc “định giá vàng theo thương hiệu chứ không theo tuổi”, lý do của sự chênh lệch giữa SJC và “phần còn lại”. Bởi, không quá khó để nhận ra, đang có sự bất nhất trong bản thân thống đốc khi ông siết chặt quản lý thị trường vàng, trong khi tuyên bố không có ý định bình ổn giá vàng.
Trong các văn bản chất vấn, có đại biểu đã nêu ra con số 70 triệu đồng/tháng, là thu nhập của quan chức ngân hàng cỡ “giám đốc chi nhánh” và đặt câu hỏi: Vì sao nợ xấu trong ngân hàng quá lớn mà lương thì lại quá cao.
Các DN cũng đang băn khoăn thắc mắc: Vì sao tỉ lệ huy động tiền gửi tăng, nhưng tỉ lệ dư nợ cho vay thấp? Và, lại là một con số: 90.000 tỉ đồng mà nhà nước đang nợ (thanh toán) có được coi là “nợ xấu” khiến các DN lâm vào tình trạng “nợ đồng lần” khi nhiều công trình đã hoàn thành từ 5-7 năm trước vẫn chưa được “con nợ nhà nước” thanh toán.
Đó là những câu hỏi cấp bách được đặt ra và rõ ràng không dễ để trả lời, để cử tri và nhân dân cả nước “tâm phục khẩu phục”.
Những câu hỏi về y tế: 10 năm vẫn “nóng”
Trước phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế, ĐBQH - Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nêu ra hàng loạt các vấn đề ông muốn chất vấn: Trách nhiệm của ngành y tế đến đâu trong việc quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm yếu kém - vị ĐBQH, đồng thời cũng là một hòa thượng đã dùng từ là “không kiểm soát được”.
Ông nói dư luận rất bức xúc về những chiêu phù phép những sản phẩm đã hôi thối, thức ăn bỏ đi bằng xử lý những hóa chất độc hại để trở lên tươi mới bán cho những đối tượng nghèo có thu nhập thấp, học sinh sinh viên nghèo, gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dân.
Trong khi đó, từ mấy đời bộ trưởng, quá tải bệnh viện vẫn tồn tại dai dẳng trong nỗi bức xúc của cả người ốm lẫn người khỏe. Cựu Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu đã từ chối đưa ra một thời hạn cụ thể về việc xóa bỏ tình trạng nằm ghép, cử tri và nhân dân chờ đợi Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ nói sao, sẽ hứa sao.
Bởi, nói như vị hòa thượng “Có vào các bệnh viện, được chứng kiến những người bệnh phải chen chúc nằm 2 đến 3 người một giường bệnh thì bao giờ bệnh nhân mới khỏi bệnh được”. Đây là một câu hỏi khó cho Bộ trưởng Tiến. Có lẽ vị hòa thượng, cử tri và nhân dân cả nước chờ một lời hứa. Bởi vì không hứa thì sẽ chẳng bao giờ có thể giải quyết được.
Nhưng y tế hoàn toàn không chỉ là sự quá tải, thể hiện trong hình ảnh cười ra nước mắt “bệnh nhân lóp ngóp chui từ gầm giường ra chào Bộ trưởng” hồi bà đi thị sát. Y tế còn là nỗi bức xúc với hơn 200 khoản “viện phí” đã tăng, nhưng chất lượng khám chữa bệnh vẫn không được cải thiện, là giá thuốc cho những người nghèo nhất thế giới đang bị đẩy cao nhất thế giới.
Và tất nhiên, là vấn đề y đức, là tình trạng tham nhũng trong ngành y tế, một trong những ngành “tham nhũng vặt” nhiều nhất. Và tất nhiên, những căn bệnh lạ, những vụ “thuyên tắc ối” mập mờ đang chờ lời giải thích của Bộ trưởng.
Là nữ Bộ trưởng duy nhất trả lời chất vấn, tuy nhiên, vấn đề đặt ra với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có lẽ cũng sẽ không “nhẹ nhàng”, không “tế nhị” nổi.
Theo Đào Tuấn
Lao Động