1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Nghệ An:

Hãi hùng nhìn dòng nước thải của xưởng chế biến bột sắn

(Dân trí) - Toàn bộ nước thải trong quá trình chế biến bột sắn được thải trực tiếp ra dòng sông Hiếu mà không qua bất kỳ công đoạn xử lý nào. Dù doanh nghiệp ngang nhiên xả thải trong thời gian dài nhưng dường như cơ quan chức năng “không biết”?

Thời gian qua, phóng viên báo Dân trí tại địa bàn Nghệ An nhận được thông tin phản ánh của người dân ở xã Nghĩa Khánh và Nghĩa An huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) về tình trạng xưởng chế biến tinh bột sắn của doanh nghiệp tư nhân Minh Phúc có địa chỉ tại xã Nghĩa An, huyện Nghĩa Đàn ngang nhiên xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra con sông Hiếu, đoạn chảy qua địa bàn giáp ranh giữa hai xã này.

Theo đó, trong quá trình chế biến mỗi ngày, nhà máy sản xuất tinh bột sắn này đã xả hàng trăm m3 nước thải trực tiếp ra môi trường. Dòng nước thải đen ngòm từ xưởng chế biến tinh bột sắn đã khiến dòng sông Hiếu đoạn qua địa bàn xã Nghĩa An, Nghĩa Khánh bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Xưởng chế biến tinh bột sắn ngang nhiên xả thải ra môi trường.

Đặc biệt, bã sắn sau quá trình chế biến tại xưởng được tập kết thành những khối lớn mà không được xử lý, lâu ngày những “núi” bã lên men rồi bốc mùi khiến người dân sống xung quanh xưởng chế biến này vô cùng bức xúc.

Được biết, xưởng chế biến tinh bột sắn của doanh nghiệp tư nhân Hồng Phúc, gồm có 2 cơ sở, cơ sở 1 đi vào hoạt động từ năm 2008, cơ sở 2 đi vào hoạt động từ tháng 12/2015. Trong đó, dây chuyền sản xuất tại cơ sở 2 có công suất 2,5 - 3 tấn nguyên liệu/1h. Tuy nhiên dù đã đi vào hoạt động từ lâu nhưng xưởng chế biến này vẫn không hề có bất cứ một hệ thống xử lý nước thải nào.

Theo quan sát trực tiếp của phóng viên, những nguồn nước thải sau quá trình chế biến đều được doanh nghiệp này thải trực tiếp ra môi trường bằng một đường dẫn nước nhỏ ẩn dưới lớp cỏ cây rậm rạp. Vào thời điểm chính vụ, khi lượng sắn nguyên liệu nhập về rất lớn, dây chuyền sản xuất hoạt động hết công suất, hàng trăm m3 nước thải ra môi trường. Dòng kênh đục ngầu, sủi bọt, bốc mùi hôi thối khiến những người đứng gần cũng không thể chịu nổi.

Phía gần xưởng sản xuất, một bãi tập kết rất lớn bã sắn sau quá trình sản xuất, lâu ngày đã lên men, bốc mùi nồng nặc. Một số người dân tại đây bức xúc: "Chúng tôi cũng đã có ý kiến đến chính quyền, rồi nói với doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động vẫn thải nước ra môi trường. Họ làm như vậy là coi thường pháp luật, coi thường tính mạng của người dân chúng tôi".

Trao đổi với phóng viên, đại diện phía doanh nghiệp thừa nhận thực trạng trên: “Vì dây chuyền mới đi vào sản xuất nên còn nhiều hạn chế. Sắp tới chúng tôi sẽ ngừng sản xuất, triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hầm biogas đầy đủ đảm bảo”.

Xưởng chế biến tinh bột sắn của doanh nghiệp tư nhân Minh Phúc đóng tại địa bàn xã Nghĩa An, huyện Nghĩa Đàn hàng ngày hoạt động hết công suất để chế biến tinh bột sắn cung cấp cho thị trường.
Xưởng chế biến tinh bột sắn của doanh nghiệp tư nhân Minh Phúc đóng tại địa bàn xã Nghĩa An, huyện Nghĩa Đàn hàng ngày hoạt động hết công suất để chế biến tinh bột sắn cung cấp cho thị trường.


Bã sắn sau quá trình chế biến được tập kết thành những bãi lớn, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Bã sắn sau quá trình chế biến được tập kết thành những bãi lớn, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Nước thải sau quá trình chế biến được xả thẳng ra môi trường không qua bất kỳ công đoạn xử lý nào.
Nước thải sau quá trình chế biến được xả thẳng ra môi trường không qua bất kỳ công đoạn xử lý nào.

Hãi hùng nhìn dòng nước thải của xưởng chế biến bột sắn - 4
Toàn bộ nước thải được xả ra môi trường bằng một con kênh nhỏ bằng đất nằm lấp dưới lớp cây cỏ rậm rạp.
Toàn bộ nước thải được xả ra môi trường bằng một con kênh nhỏ bằng đất nằm lấp dưới lớp cây cỏ rậm rạp.

Hãi hùng nhìn dòng nước thải của xưởng chế biến bột sắn - 6

Dòng nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối sau đó hòa mình vào dòng sông hiếu, khiến con sông này bỗng đổi màu, trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân.
Dòng nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối sau đó "hòa mình" vào dòng sông hiếu, khiến con sông này bỗng đổi màu, trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân.

Nguyễn Tình - Nguyễn Duy