Hà Nội: Tái diễn tình trạng học sinh vô tư đi xe máy đến trường

(Dân trí) - Dù vi phạm Luật giao thông đường bộ, tình trạng học sinh các trường phổ thông trên địa bàn TP Hà Nội đi xe máy đến trường vẫn tiếp diễn, nhiều em không đội mũ bảo hiểm, chở ba, dàn hàng ngang trên đường. Khi đến gần trường, các em gửi xe ở những bãi tư nhân để né tránh sự theo dõi.

Hà Nội: Nhiều học sinh vô tư đi xe máy đến trường


Gheo ghi hận của PV Dân Trí, cứ vào những buổi tan học, trước cổng một sốtrường THPT trên địa bàn TP Hà Nội, rất dễ bắt gặp nhiều em đi xe máy.

Gheo ghi hận của PV Dân Trí, cứ vào những buổi tan học, trước cổng một sốtrường THPT trên địa bàn TP Hà Nội, rất dễ bắt gặp nhiều em đi xe máy.


Nhiều trường hợp học sinh khi điều khiển xe gắn máy dàn hàng trên đường, gây cản trở giao thông, nguy hiểm cho các phương tiện đi phía sau.

Nhiều trường hợp học sinh khi điều khiển xe gắn máy dàn hàng trên đường, gây cản trở giao thông, nguy hiểm cho các phương tiện đi phía sau.


Một trường hợp học sinh chở ba trên đường.

Một trường hợp học sinh chở ba trên đường.


Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, người dưới 18 tuổi không được điều khiển xe gắn máy từ 50 phân khối trở lên. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, người dưới 18 tuổi không được điều khiển xe gắn máy từ 50 phân khối trở lên. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.


Nhiều trường hợp phụ huynh đưa con đi học cũng chở ba, không đội mũ bảo hiểm.

Nhiều trường hợp phụ huynh đưa con đi học cũng chở ba, không đội mũ bảo hiểm.

Hà Nội: Tái diễn tình trạng học sinh vô tư đi xe máy đến trường - 6

Hầu hết khi đến trường bằng xe gắn máy phân khối lớn, học sinh đều gửi xe bên ngoài cổng trường.
Hầu hết khi đến trường bằng xe gắn máy phân khối lớn, học sinh đều gửi xe bên ngoài cổng trường.

Một số nhà chuyên môn đã từng khuyến nghị, nên phải đưa Luật Giao thông đường bộ vào các trường học như một môn học chính khóa, thay vì là môn học phụ như hiện nay. Từ đó sẽ giúp học sinh có ý thức hơn trong việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ và hạn chế tình trạng tai nạn giao thông.

Một số nhà chuyên môn đã từng khuyến nghị, nên phải đưa Luật Giao thông đường bộ vào các trường học như một môn học chính khóa, thay vì là môn học phụ như hiện nay. Từ đó sẽ giúp học sinh có ý thức hơn trong việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ và hạn chế tình trạng tai nạn giao thông.

Quân Đỗ