1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Giáo sư hiến kế giúp Hà Nội thoát cảnh hễ mưa là ngập

(Dân trí) - Nói về nguyên nhân gây ngập úng tại Thủ đô Hà Nội mỗi khi xuất hiện mưa lớn, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Trần Hữu Uyển – nguyên Viện trưởng Viện Cấp thoát nước Việt Nam (Hội Cấp thoát nước Việt Nam) nhận định: “Nguyên nhân gây ngập úng tại Hà Nội mỗi khi có mưa lớn thì nhiều, nhưng trong đó có vấn đề quy hoạch đô thị”.

GS.TSKH Trần Hữu Uyển trò chuyện với PV Dân trí
GS.TSKH Trần Hữu Uyển trò chuyện với PV Dân trí

Phải nạo vét cống rãnh thường xuyên để tránh ngập úng

Nói về nguyên nhân gây ngập úng tại Thủ đô Hà Nội mỗi khi xuất hiện mưa lớn, GS.TSKH Trần Hữu Uyển đưa ra nhận định: “Nguyên nhân gây ngập úng tại Hà Nội mỗi khi có mưa lớn thì nhiều, nhưng trong đó có vấn đề quy hoạch đô thị. Khu phố trung tâm, phố cổ hệ thống cống thoát nước đã đủ chưa, đã được cải tạo chưa? Ngoài ra, khu vực có cống thoát nước rồi nhưng đã đủ khẩu độ, độ nghiêng và có nạo vét bùn đất thường xuyên hay chưa? Theo tiêu chuẩn, nếu cống thoát nước có đường kính từ DN 500mm thì phải được nạo vét toàn tuyến ít nhất 1 lần/1 năm, còn cống có đường kính DN 1000-2000mm thì 2-3 năm phải được nạo vét 1 lần…”.

Cũng theo Giáo sư Uyển, hệ thống sông Tô Lịch và sông Lừ của Hà Nội hiện nay tiêu thoát nước rất tốt. Tuy nhiên, do mạng lưới hệ thống cống thoát nước ở nhiều khu vực của thành phố chưa đồng bộ, chưa đủ hoặc có nhưng không phát huy tác dụng.

Giáo sư Uyển cho biết, hàng năm đơn vị thoát nước cần phải thực hiện nạo vét cống rãnh thường xuyên để giải phóng lượng bùn, đất ứ đọng trong cống.
Giáo sư Uyển cho biết, hàng năm đơn vị thoát nước cần phải thực hiện nạo vét cống rãnh thường xuyên để giải phóng lượng bùn, đất ứ đọng trong cống.

“Hiện nay ở khu vực Mỹ Đình của Hà Nội là có hệ thống thoát nước khá tốt, tuy nhiên khả năng đấu nối giữa khu vực này với nhiều khu khác của thành phố vẫn còn hạn chế. Do vậy, hệ thống thoát nước của các khu phải được đấu nối với nhau thật tốt mới tiêu thoát nước nhanh được khi có ngập úng. Trường hợp khu phố có hệ thống thoát nước thải nhưng lại rất khó khăn để đấu nối với đường cống thoát lớn của cả khu, do vậy vẫn xảy ra ngập úng. Người ta mới nói là “thượng điền tích thủy, hạ điền khan”, nghĩa là ở các con phố thì vẫn ngập úng, trong khi phía dưới nhiều con sông vẫn rất ít nước” – GS.TSKH Trần Hữu Uyển nói thêm.

Trước câu hỏi của phóng viên về việc Hà Nội cần phải làm như thế nào để khắc phục tình trạng ngập úng như hiện nay mỗi khi xuất hiện mưa lớn, GS.TSKH Trần Hữu Uyển cho biết, không có cách nào khác là TP Hà Nội cần rà soát lại tất các khu vực xem hệ thống cống thoát nước đã đủ, đồng bộ và có phát huy tác dụng không? Các khu phố cũ, phố cổ mà hệ thống thoát nước lỗi thời lạc hậu cần được đánh giá lại hiện trạng và lên phương án cải tạo. Còn đối với các khu đô thị mới xây dựng, cần giám sát chặt chẽ từ việc thiết kế, xây dựng hệ thống thoát nước và khi hoàn thiện phải được nghiệm thu 1 cách kỹ lưỡng.

Cần tách đường thoát nước mưa và nước thải

GS.TSKH Trần Hữu Uyển cho biết, hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới tại các khu đô thị người ta đã xây dựng hệ thống đường thoát nước mưa và nước thải làm 2 đường riêng biệt. Bởi, khi tách được 2 đường thoát khác nhau như vậy sẽ hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước cho các dòng sông và tình trạng ngập úng sẽ không còn.

“Tại các quốc gia như Nga, Nhật, Pháp,… ở các khu đô thị người ta đã xây dựng hệ thống đường thoát nước thải và nước mưa riêng. Bởi khi tách riêng ra như vậy, nước thải sẽ chảy vào 1 bể chứa xử lý ô nhiễm sau đó mới được xả ra các con sông, do đó nguồn nước các con sông quanh thành phố không bị ô nhiễm. Còn với nước mưa thì sẽ được xả trực tiếp xuống sông vì nguồn nước này không ô nhiễm” – GS.TSKH Trần Hữu Uyển phân tích.

Từ sự phân tích trên, Giáo sư Uyển liên hệ với hiện tượng cá chết trắng trên dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (quận Tân Bình – TP HCM) ngày 17/5 vừa qua, nguyên nhân là do hệ thống thoát nước mưa và nước thải đi chung một đường nên khi có mưa lớn bùn, rác thải,… từ các hệ thống cống rãnh của thành phố đổ dồn ra dòng kênh này khiến nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng dẫn đến hiện tượng cá chết.

“Cứ đầu mỗi mùa mưa thì hay xảy ra hiện tượng cá chết, vì mùa khô tại các hệ thống cống thoát nước thải trên toàn thành phố đã tích trữ rất nhiều bùn, rác thải,…do đó khi có mưa lớn là chúng đổ dồn rác các con sông nên nguồn nước mới ô nhiễm như vậy, cá mới chết” – Giáo sư Uyển nói thêm.

Giáo sư chia sẻ bí quyết để “nhà luôn khô ráo” khi Hà Nội ngập

Nhà của GS.TSKH Trần Hữu Uyển nằm sâu trong 1 con ngõ trên phố Hoàng Đạo Thành (quận Thanh Xuân, Hà Nội), con ngõ này thường xuyên chịu cảnh ngập lụt khi Hà Nội có mưa lớn. Tuy nhiên, GS. Uyển khẳng định dù cả ngõ ngập úng, hàng xóm nước tràn vào nhà thì nhà ông vẫn luôn khô ráo.

Trò chuyện với PV Dân trí về bí quyết chống chọi với ngập úng tại Hà Nội, Giáo sư Uyển cho biết: “Để giữ cho nhà mình luôn khô ráo, không bị nước tràn vào nhà hễ có mưa lớn, tôi đã thiết kế lắp đặt 1 máy bơm tự động. Mỗi khi có mưa lớn, nước bên ngoài tràn vào sân nhiều quá thì lập tức máy bơm này sẽ tự động bơm nước ra bên ngoài. Do đó, hoàn toàn không lo nước mưa chảy vào nhà làm hỏng đồ đạc”.

Hệ thống máy bơm chống ngập úng của nhà GS.TSKH Trần Hữu Uyển rất đơn giản nhưng lại có tác dụng rất tốt.
Hệ thống máy bơm chống ngập úng của nhà GS.TSKH Trần Hữu Uyển rất đơn giản nhưng lại có tác dụng rất tốt.

GS.TSKH Trần Hữu Uyển cho biết thêm, để hệ thống máy bơm chống ngập úng nói trên hoạt động có hiệu quả, xung quanh ngôi nhà phải có tường ngăn nước tốt, gờ cổng phải làm cao hơn mặt đường để tránh nước chảy ngược vào trong.

Gờ cổng của nhà GS.TSKH Trần Hữu Uyển được thiết kế cao hơn mặt đường để ngăn nước mưa tràn vào nhà.
Gờ cổng của nhà GS.TSKH Trần Hữu Uyển được thiết kế cao hơn mặt đường để ngăn nước mưa tràn vào nhà.

Nguyễn Dương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm