1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa:

Độc đáo phiên chợ một năm chỉ họp một lần

(Dân trí) - Đến hẹn lại lên, đúng ngày 26 tháng Chạp, người dân xứ Thanh lại tập trung về làng Thiều Huy, xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc để đi chợ cầu may. Chợ Thiều mỗi năm chỉ họp một lần, người dân đến chợ không chỉ để mua bán mà còn cầu may…

Làng Thiều, xã cầu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) xưa kia được coi là vùng đất địa linh nhân kiệt nổi tiếng ở xứ Thanh. Trong làng có rất nhiều người tài, học cao và làm quan lớn trong triều đình.


Nằm ở bờ nam sông Lèn (nhánh lớn của sông Mã), làng Thiều từng được biết đến là nơi mua bán tấp nập “trên bến dưới thuyền”, vì nơi đây có giao thông đường thủy thuận lợi. Là cửa ngõ phía Bắc của huyện Hậu Lộc giao lưu ra các địa phương khác bằng đường thủy.

Bên cạnh đó, nhiều người còn biết đến làng Thiều, nơi có phiên chợ Thiều độc đáo, mỗi năm chỉ họp đúng một lần vào ngày 26 tháng Chạp. Làng Thiều cũng là làng duy nhất có phong tục ăn Tết lại vào ngày mùng 2 tháng Giêng.

Mua bán tại phiên chợ với quan niệm cầu may là chính
Mua bán tại phiên chợ với quan niệm cầu may là chính

Cứ đến hẹn lại lên, sáng ngày 26 tháng Chạp, người dân trong làng và nhiều nơi khắp các vùng quê trong tỉnh Thanh Hóa như: huyện Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn… lại tập về làng Thiều để đi chợ cầu may.

Mặc cho thời tiết của những ngày cuối năm rét buốt lạnh thấu xương nhưng nhiều người dân vẫn đến chợ Thiều từ rất sớm. Năm nay, chợ Thiều được họp trong sân đình làng. Phiên chợ Thiều diễn ra hàng năm được họp theo đúng ý nghĩa của một phiên chợ quê ngày Tết.

Hầu hết, việc mua bán và trao đổi tại đây đều là những sản vật và các món quà quê như: Gạo nếp, lá dong, ống giang để gói bánh chưng; củ hành, bó rau; các loại hoa quả hay những món bánh quê là đặc sản vùng nông nghiệp. Người dân mua về sắm Tết và làm quà cúng dâng lên gia tiên khi Tết đến xuân về.

Nhiều thanh niên trong vùng đến chợ vừa mua bán vừa dạo chơi
Nhiều thanh niên trong vùng đến chợ vừa mua bán vừa dạo chơi

Nhiều món ăn truyền thống của người dân địa phương cũng được bày bán tại chợ
Nhiều món ăn truyền thống của người dân địa phương cũng được bày bán tại chợ

Người dân đến chợ Thiều, mua bán, chơi chợ đều có quan niệm rằng: Vì đây là phiên chợ cầu may với ý nghĩa tâm linh nên mua bán cầu may là chính. Dù là lỗ hay lãi thì người bán hàng cũng mong bán được hết hàng là may.

Còn người mua, thì cũng mong muốn mua được món hàng ưng ý về gia đình đón Tết. Không ai bảo ai, giá cả ở đây lúc nào cũng thuận mua vừa bán, người bán cũng vui mà người mua cũng mừng vì có được sự may mắn những ngày cuối năm để cầu mong may mắn cho năm mới.

So với chợ Viềng ở Nam Định, tuy quy mô không lớn bằng, nhưng về ý nghĩa tâm linh của người dân đều là tâm tình gửi gắm vào phiên chợ khi đến đây. Không chỉ người dân trong làng Thiều mà nhiều người dân khắp các vùng quê lân cận cũng rất mong phiên chợ Thiều được mở rộng ra, tổ chức có quy mô, và được lưu giữ như một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây.

Các sản phẩm bày bán tại chợ chủ yếu là cây nhà lá vườn

Các sản phẩm bày bán tại chợ chủ yếu là cây nhà lá vườn
Các sản phẩm bày bán tại chợ chủ yếu là "cây nhà lá vườn"

Phiên chợ độc đáo này mỗi năm chỉ họp một lần

Phiên chợ độc đáo này mỗi năm chỉ họp một lần
Phiên chợ độc đáo này mỗi năm chỉ họp một lần

Việc mua bán diễn ra rất nhanh chóng và thuận mua, vừa bán

Việc mua bán diễn ra rất nhanh chóng và thuận mua, vừa bán
Việc mua bán diễn ra rất nhanh chóng và thuận mua, vừa bán

Những đứa trẻ được bố mẹ cho đi chợ và mua quà

Những đứa trẻ được bố mẹ cho đi chợ và mua quà
Những đứa trẻ được bố mẹ cho đi chợ và mua quà

Thái Bá