1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Đô thị thông minh tại Huế: Biến ý kiến người dân thành "yêu cầu phải trả lời" của Chủ tịch tỉnh

(Dân trí) - Buổi trò chuyện với ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp nối về câu chuyện Đô thị thông minh mà tỉnh đang thực hiện thú vị ở chỗ mọi định hướng, hành động về một vấn đề thời đại đang được lãnh đạo tỉnh có nền kinh tế vừa và nhỏ triển khai nhuần nhuyễn đến bất ngờ.

“Trái tim” của Đô thị thông minh

- Phóng viên: Ông có thể cho biết những điểm nhấn của quá trình triển khai đô thị thông minh, chính quyền điện tử tại tỉnh Thừa Thiên Huế?

- Ông Phan Ngọc Thọ: Đến thời điểm này, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Hue IOC) là “trái tim” quan trọng nhất trong hệ thống Đô thị thông minh. Trung tâm chỉ mới đi vào hoạt động từ tháng 1/2019 và là đầu mối triển khai các hệ thống dịch vụ đô thị thông minh theo cơ chế dùng chung, phân quyền chia sẻ.

Được người dân quan tâm và được đánh giá cao là dịch vụ Phản ánh hiện trường với 2 kênh từ camera cố định và từ người dân. Hàng ngàn ý kiến người dân đã gửi về phản ánh hiện trường. Tỷ lệ người dân hài lòng rất cao, tỷ lệ không hài lòng chỉ dưới 10%.

Đô thị thông minh tại Huế: Biến ý kiến người dân thành yêu cầu phải trả lời của Chủ tịch tỉnh - 1

Huế đang triển khai đô thị thông minh được nhiều người dân đánh giá cao.

Hiện có 104 cơ quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên - Huế tham gia các dịch vụ này. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Hue IOC đã xử lý khoảng hơn 4.000 phản ánh của người dân và nhận được những phản hồi tích cực từ cộng đồng, góp phần đẩy mạnh quá trình xây dựng đô thị thông minh tại Thừa Thiên – Huế. Về lâu dài, Hue IOC sẽ thành 1 trung tâm giám sát của chính quyền địa phương ở mức độ quản lý.

Đô thị thông minh tại Huế: Biến ý kiến người dân thành yêu cầu phải trả lời của Chủ tịch tỉnh - 2

Trung tâm Giám sát, điều hành là "trái tim" của Đô thị thông minh tại Thừa Thiên Huế.

Ý kiến người dân là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh

- Điểm “chốt” thú vị nhất trong đô thị thông minh tại Huế là ở đâu thưa ông?

- Một trong những hiệu quả của dịch vụ đô thị thông minh là phản ánh qua hệ thống Phản ánh hiện trường. Chúng tôi đang biến phản ánh người dân thành yêu cầu trả lời cho người dân của Chủ tịch UBND tỉnh, đó là một trong những điểm vô cùng quan trọng, xem như ý kiến người dân là ý kiến của Chủ tịch tỉnh.

Thông qua hệ thống này, Chủ tịch có thể giám sát được một cơ quan chức năng có bao nhiêu ý kiến được tiếp nhận, bao nhiêu ý kiến được xử lý. Rồi người dân sau khi được cơ quan chức năng trả lời thì đánh giá mức độ hài lòng như thế nào ngay trên hệ thống.

Đô thị thông minh tại Huế: Biến ý kiến người dân thành yêu cầu phải trả lời của Chủ tịch tỉnh - 3

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - ông Phan Ngọc Thọ

Khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vào Huế đã đánh giá cao ý tưởng này. Từ một ý kiến người dân, cơ quan chức năng có khi lơ là, không có trách nhiệm cao trong việc xử lý; có khi trả lời qua loa đại khái hay trễ hạn quá nhiều. Nhưng khi biến thành ý kiến chỉ đạo trả lời của Chủ tịch tỉnh thì anh sẽ bị xử lý nếu anh vi phạm, bị phê bình nếu trả lời không có chất lượng.

- Hứng thú nhiều nhất của người dân ở hệ thống này là ở điểm nào, thưa ông?

- Đó là ý kiến người dân được phản ánh đến người có trách nhiệm, và người có trách nhiệm trả lời ngay theo quy định, và người dân có quyền đánh giá mức độ hài lòng.

Đô thị thông minh tại Huế: Biến ý kiến người dân thành yêu cầu phải trả lời của Chủ tịch tỉnh - 4

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh, giới thiệu các chức năng đô thị thông minh tới đại biểu các tỉnh thành về tham quan.

“Mô hình mẫu” của đô thị thông minh tại Việt Nam?

- Theo ông, phải chọn mô hình nào phù hợp với Huế để đô thị thông minh phát huy hiệu quả?

- Hiện có nhiều mô hình. Mô hình nào cũng bao gồm khoản kinh phí đầu tư, như của IBM hay Microsoft đầu tư cho Smart City tốn hàng chục triệu đô la. Thừa Thiên Huế với nền kinh tế vừa và nhỏ, khiêm tốn, dưới sự hỗ trợ và biết lắng nghe của Tập đoàn Viettel, trong 3 tháng chúng tôi đã xây dựng được mô hình.

Viettel cũng mong muốn hoàn thiện mô hình đô thị thông minh Thừa Thiên Huế thành “mô hình mẫu” của đô thị thông minh tại Việt Nam.

Đô thị thông minh tại Huế: Biến ý kiến người dân thành yêu cầu phải trả lời của Chủ tịch tỉnh - 5
Đô thị thông minh tại Huế: Biến ý kiến người dân thành yêu cầu phải trả lời của Chủ tịch tỉnh - 6

Thừa Thiên Huế chọn mô hình đô thị thông minh phù hợp với nền kinh tế "khiêm tốn" của tỉnh nhà.

Trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử mà giờ tại Huế đã chuyển sang đô thị thông minh, quyết tâm chính trị của người lãnh đạo rất lớn. Trong quá trình vận hành, chúng tôi có 3 quá trình: đi từ dễ đến khó; từ “điểm” đến “diện” (nhân rộng); từ vận động, động viên đến chế tài (bắt buộc, không làm thì phạt) và sau đó trở thành nhu cấp cấp thiết của người dân và chính quyền.

Huế đang ở quá trình 2 rưỡi, có nghĩa đang ở giai đoạn vận động, động viên sang chế tài – chuẩn bị trở thành nhu cầu cấp thiết.

Theo tôi được biết thì trong dự thảo của Bộ Thông tin và Truyền thông trình Thủ tướng ký sắp tới có đưa mô hình đô thị thông minh Thừa Thiên Huế là mô hình mẫu mực cho các tỉnh thành nghiên cứu.

Đô thị thông minh tại Huế: Biến ý kiến người dân thành yêu cầu phải trả lời của Chủ tịch tỉnh - 7

Một mục tiêu Chính quyền điện tử với giấy tờ được giảm tải, công văn điện tử sẽ thông dụng hơn tùy thuộc vào thời gian cố gắng của đất nước (ảnh: Lê Huy Hoàng Hải)

- Tỉnh có dự định mở rộng ứng dụng, trở thành đô thị thông minh đầu tiên của Việt Nam?

- Hiện tỉnh và Viettel đang hoàn thiện các mô hình về chuẩn chia sẻ thông tin trong hệ thống; tiếp đến là hoàn chỉnh các ứng dụng App. App vận hành tốt cần hệ thống cơ sở dữ liệu. Nếu ví Trung tâm điều hành đô thị thông minh là "trái tim" thì "mạch máu" của nó là App, và "vitamin/dinh dưỡng" là cơ sở dữ liệu. Nếu không có cơ sở dữ liệu và App thì không thể vận hành đô thị thông minh.   

Quá trình làm có thể 2-3 năm tùy thuộc vào vốn, vào công nghệ. Tôi tin khoảng 3 năm tới sẽ có sẽ có mô hình tương đối hoàn chỉnh, vì nó phụ thuộc vào người dân.

- Xin cảm ơn ông!

Đại Dương (thực hiện)