1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Đà Nẵng:

Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã

(Dân trí) - Trận động đất với cường độ 8,8 độ richter xảy ra khi có khoảng 6.500 khách du lịch trong và ngoài nước đang vui chơi giải trí tại khu vực ven biển Đà Nẵng, 27 ngàn hộ dân cần di chuyển khẩn cấp...

Sáng 18/10, hơn 6.600 người dân cùng cán bộ chiến sỹ thuộc các lực lượng quân đội, công an… đóng trên địa bàn TP Đà Nẵng đã tiến hành diễn tập sự cố sóng thần “ST-11” dưới trời mưa tầm tã.
 
Theo kịch bản, vào lúc 8h05, cấp ủy, chính quyền và nhân dân TP Đà Nẵng nhận được thông báo của Trung tâm báo tin động đất cảnh báo, lúc 7h55 phút ngày N, tại khu vực 17,5 độ Vĩ Bắc - 119,1 độ Kinh Đông (phía Tây đảo Luzon của Philippines) xảy ra trận động đất với cường độ 8,8 độ richter gây ra nhiều thiệt hại về người, tài sản và cơ sở hạ tầng.
 
Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 1
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng lãnh đạo TP Đà Nẵng tham gia chỉ đạo buổi diễn tập

Do ảnh hưởng của động đất đã gây ra sóng thần trên biển Đông, có nguy cơ ảnh hưởng đến ven biển miền Trung rất lớn. Dự kiến sau 2,5-3 giờ sóng thần sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bờ biển TP Đà Nẵng với độ cao của sóng khoảng 6m.

Thời điểm này trên vùng biển Đà Nẵng có khoảng 6.500 khách du lịch trong và ngoài nước đang vui chơi giải trí tại khu vực ven biển. Trên biển có khoảng 75 tàu thuyền với 910 lao động của Đà Nẵng và các địa phương khác đang hoạt động đánh bắt cá. Số tàu thuyền đang neo đậu trong cảng, ven bờ và dọc các cửa sông khoảng 450 chiếc…
 
Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 2
 
Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 3
Sau khi lãnh đạo TP Đà Nẵng phát lệnh cảnh báo sóng thần, pháo sáng đã được bắn lên trời để người dân biết

Khi sóng thần xảy ra, có trên 27 ngàn hộ với trên 133,5 ngàn nhân khẩu thuộc 20 phường xã của 5 quận ven biển, trong đó có trên 26 ngàn trẻ em và người già phải sơ tán khẩn cấp…

Sau khi nhận được tin có động đất và sóng thần đang đổ bộ vào bờ biển Đà Nẵng, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến đã cấp tốc phát tin ngay để cảnh báo cho người dân cùng các lực lương, đơn vị bắt tay ngay vào xử lý tình huống.
 
Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 4
Loa phóng thanh cầm tay thông báo cho người dân biết
 
Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 5
Lực lượng bộ đội triển khai sơ tán người dân
 
Đầu tiên là loạt pháo sáng được bắn lên để báo hiệu cho các tàu thuyền cùng người dân và du khách đang lao động, sinh hoạt và du lịch dưới biển cũng như trên bờ được biết.
 
Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 6
Máy bay trực thăng được triển khai
 
Tiếp đó là hệ thống phương tiện thông tin đại chúng, các thiết bị thông tin liên lạc tàu thuyền trên biển và thiết bị tại chỗ phát thông báo cảnh báo sóng thần cho cư dân trên đất liền và ngư dân trên biển sơ tán tránh sóng thần.
 
Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 7
 
Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 8
Người dân tập trung trong khu chung cư và dân cư để được hướng dẫn đến nơi an toàn
 
Liên tiếp sau đó, hệ thống loa của trạm trực canh cảnh báo sóng thần liên tục phát thông báo cảnh báo sóng thần và phát lệnh báo động, tập trung người dân, học sinh cùng lực lượng bộ đội… sẵn sàng sơ tán.
 
Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 9
Người dân ngoài biển được lệnh sơ tán
 
Tiếp theo, 2 máy bay trực thăng bay của lực lượng không quân bay dọc bờ biển để thông báo cho tàu thuyền trên biển cùng người dân về sự cố sóng thần. Trong lúc này, lực lượng hải quân cùng Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hú còi báo động, bắn pháo sáng sơ tán ngư dân trên biển, đồng thời hướng dẫn ngư dân cho tàu thuyền sơ tán ra khỏi vị trí ảnh hưởng sóng thần, số còn lại đánh đắm tàu và chạy nhanh vào bờ.
 
Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 10
 
 
Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 11
Người dân được hướng dẫn di tản đến nơi an toàn
 
Lúc này trên bờ, Bộ chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng, lực lượng công an… dùng còi báo động hú nhiều hồi, huy động hàng chục phương tiện xe cộ và lực lượng cán bộ chiến sỹ… thông báo, hướng dẫn người dân di dời về nơi trú tránh tại khu vực trên cao của bán đảo Sơn Trà và các vị trí cách xa bờ biển từ 300 - 400m về phía Tây.
 
Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 12
Khu vực an toàn để người dân tránh sóng thần
 
Lực lượng dân phòng địa phương cũng thực hiện việc báo động tại chỗ đã dùng loa phóng thanh cầm tay đi khắp các khu phố, khu dân cư, ven biển liên tục phát tin về cảnh báo sóng thần và yêu cầu người dân nhanh chóng di tản đến nơi an toàn.
 
Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 13
Thông tin được kết nối giữa nơi tránh sóng thần và các nơi nguy hiểm
 
Trên bờ, tất cả các lực lượng y tế, chữ thập đỏ được huy động để sẵn sàng sơ cứu và đưa người bị nạn đi cấp cứu. Các điểm cứu trợ, cấp cứu được lập ngay tại các vị trí xung yếu, nhanh chóng cấp cứu và cứu trợ nạn nhân thiệt hại do sóng thần.
 
Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 14
Lực lượng y tế và chữ thập đỏ sẵn sàng cứu người

Sau 2 tiếng đồng hồ khi đến bờ biển Đà Nẵng, nhiều đợt sóng thần cao 5-6m liên tục tràn vào bờ biển Đà Nẵng, nhiều khu vực bị ngập sâu từ 1-3m. Ngay sau khi sóng thần rút, trạm cảnh báo sóng thần phát thông báo sóng thần hết nguy hiểm.
 
Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 15
 
Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 16
Đưa ngư dân ngoài biển bị nạn vào đất liền
 
Lúc này, hiện trường để lại có khoảng 150 người mất tích, chủ yếu là ngư đân đánh cá trên biển, 300 người bị thương trong quá trình sơ tán, 150 tàu thuyền đánh cá bị chìm và mất tích, sóng biển đánh sập 250 căn nhà của người dân ven biển cùng nhiều vật kiến trúc, cây cối trên đường đi của sóng.
 
Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 17
Đưa lên xe cấp cứu

Sau đó, liên tiếp máy bay trực thăng bay cách bờ biển 500-600m để thông báo, đánh dấu địa điểm, tọa độ tàu thuyền, ngư dân trên biển bị nạn; Phối hợp cùng hải quân, bộ đội biên phòng tiến hành tìm kiếm cứu nạn ngư dân bị nạn trên biển và bị sóng đánh dạt vào bờ.

Đến khoảng 9h30 cuộc diễn tập cơ bản kết thúc. Theo Ban tổ chức, mặc dù cuộc diễn tập diễn ra dưới trưa mưa to nhưng cơ bản đáp ứng được mục tiêu đề ra. Ngay sau diễn tập, các đơn vị liên quan đã họp rút kinh nghiệm để các địa phương khác cùng cơ quan ban ngành Trung ương hoàn thiện công tác ứng phó sóng thần.
 

Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 18

Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 19

Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 20

Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 21
 

Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 22

Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 23
 

Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 24
Hiện trường "hoang tàn" với nhà cửa, hàng chục tàu thuyền, xe ôtô, cây xanh… trên đường đi của sóng thần
Diễn tập ứng phó sóng thần dưới trời mưa tầm tã - 25
Các phóng viên báo đài cũng đội mưa to để tác nghiệp
 
Công Bính