1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Nghệ An:

Di chỉ khảo cổ bị "bỏ rơi"

(Dân trí) - Di chỉ khảo cổ với nhiều hiện vật thuộc thời kỳ đồ đá và thời kỳ kim khí được phát hiện từ hơn 6 năm nay nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Di chỉ khảo cổ hang Đồng Trương (xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn) được phát hiện vào tháng 2/2004. Tại đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện hàng ngàn hiện vật như rìu đá, vòng tay, vòng cổ, lục lạc... bằng đá thuộc thời kỳ đồ đá cũ và thời kỳ kim khí.

Đặc biệt có tám ngôi mộ cổ còn nguyên vẹn hài cốt đã được phát hiện trong dãy hang lèn Đồng Trương. Theo các chuyên gia Viện Khảo cổ Việt Nam, đây là những hiện vật rất quí đã trải qua nhiều niên đại thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn lần đầu tiên được phát hiện tại miền Trung.

Sau khi được phát hiện và khai quật, các hiện vật được đưa đến Viện khảo cổ Việt Nam để tiếp tục nghiên cứu. Ngay sau đó UBND huyện Anh Sơn  cho khoanh vùng bảo vệ di chỉ khảo cổ này. Thế nhưng hiện nay di chỉ này đang bị lãng quên. Khu vực lèn Đồng Trương đang bị cỏ dại bao vây. Tấm biển chỉ dẫn màu xanh cũng lẫn trong cỏ mọc lút người.

Dãy thép gai quây xung quanh cửa hang bị hư hỏng, đứt lỗ chỗ. Hang Đồng Trương trở thành nơi trú ngụ của trâu bò với đầy rẫy dấu chân và phân bò. Một số di khách thiếu ý thức sau khi tham quan vứt lại vỏ kẹo, hộp bánh. Điều đáng nói là khu di chỉ này ngoài tấm biển "Di chỉ Đồng Trương - mọi người có trách nhiệm bảo vệ" thì không còn bất cứ một chỉ dẫn hay thông tin nào khác.

Đã đến lúc UBND huyện Anh Sơn, Phòng Văn hóa huyện và chính quyền xã Hội Sơn có biện pháp bảo vệ cũng như kế hoạch thu hút du khách đến với di chỉ khảo cổ này.
 
Một số hình ảnh về hang Đồng Trương - di chỉ khảo cổ rất đẹp và đang bị lãng quên qua ống kính của Dân trí:
 
Di chỉ khảo cổ bị "bỏ rơi" - 1
Trần hang Đồng Trương còn thể hiện nét nguyên sơ của một di chỉ
 
Di chỉ khảo cổ bị "bỏ rơi" - 2
Di chỉ khảo cổ bị "bỏ rơi" - 3
Di chỉ khảo cổ bị "bỏ rơi" - 4
Thạch nhũ mọc lên tuyệt đẹp...
 
Di chỉ khảo cổ bị "bỏ rơi" - 5
....thế nhưng di chỉ này đang bị chính quyền "bỏ quên"?.
 
Di chỉ khảo cổ bị "bỏ rơi" - 6
Bên ngoài hang có rất nhiều phiến đá đẹp.
 
Di chỉ khảo cổ bị "bỏ rơi" - 7
Di chỉ khảo cổ bị "bỏ rơi" - 8
Không có biện pháp bảo vệ, di chỉ Đồng Trương trở thành nơi "tập kết" của rác và phân trâu bò
 
Di chỉ khảo cổ bị "bỏ rơi" - 9
Tấm bảng bị vẽ, viết bậy.
 
Di chỉ khảo cổ bị "bỏ rơi" - 10
Đường vào di chỉ Đồng Trương đã bị cây cối mọc um tùm...

Nguyễn Duy - Hoàng Lam