1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Đi bộ, dắt xe ngược chiều đường đều bị phạt

Việc đi ngược chiều vào đường một chiều dù hình thức dẫn bộ hay nổ máy dẫn bộ thì đều vi phạm luật giao thông bởi chính hành vi này dễ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và tạo ra điểm giao cắt, gây ùn tắc kẹt xe...

Thượng tá Phạm Văn Thịnh - Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ TP Hồ Chí Minh khẳng định. Căn cứ vào điều 10, khoản 2, điểm a, b, c của Luật Giao thông thì mức phạt cho trường hợp này là 40.000 đồng. Song song đó, nếu chủ phương tiện không có giấy phép lái xe, không có giấy đăng ký xe thì áp dụng biện pháp phạt bổ sung là tạm giữ phương tiện 20 ngày.

 

Ngoài ra, kể cả người đi bộ ngược chiều dưới lòng đường, hoặc băng ngang đường không đúng với việc tổ chức lưu thông dành cho người đi bộ cũng bị phạt vì lòng đường là nơi dành cho xe lưu thông.

 

Trường hợp dẫn bộ xe đi ngược lại luồng giao thông của đường 2 chiều thì xử lý như thế nào?

 

Thực tế, các tuyến đường như: Trường Sơn, Điện Biên Phủ có dải phân cách tương đối dài. Một số người không muốn đi vòng qua dải phân cách để chạy về phía nhà mình mà dẫn bộ xe đi ngược lại với luồng giao thông. Trường hợp này về nguyên tắc cảnh sát giao thông sẽ thổi phạt nhưng tình tiết có thể xem xét giảm nhẹ nếu đúng lý do nhà của người này nằm ngay đó. Tóm lại đi ngược chiều đường hoặc đi đường ngược chiều đều vi phạm an toàn giao thông dù là nổ máy chạy hay dẫn bộ.

 

Trường hợp dẫn xe đi bộ trên vỉa hè?

 

Có một số người đang đi ngược chiều, gặp cảnh sát giao thông liền tắt máy, dẫn xe đi bộ trên vỉa hè. Đây cũng là hành vi vi phạm luật giao thông bởi vỉa hè là nơi cho người đi bộ. Xử lý vấn đề này là của cảnh sát trật tự và công an địa phương, cảnh sát giao thông gặp chỉ nhắc nhở mà thôi. Tuy nhiên đối với trường hợp nhà người ta ngay đó, người ta đẩy bộ từ nhà đi ra để tìm đường đi thuận chiều thì coi như người ta chưa tham gia giao thông dưới lòng đường nên không thể phạt được.

 

Theo Thanh Niên