1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Đèn kéo quân lặng lẽ mùa trung thu

(Dân tri) - Đồ chơi dân gian dường như đang dần biến mất. Mỗi khi tết trung thu đến người ta lại than phiền, rằng trẻ em chỉ thích đồ chơi ngoại, chẳng mấy thiết tha những món đồ chơi ngày xưa bố mẹ chúng đã phải chết thèm khi có được.

Không phải tự nhiên các loại đồ chơi dân gian đang dần biến mất trước lo lắng của những người có tâm với văn hóa truyền thống. Mỗi khi tết trung thu đến người ta lại than phiền, rằng trẻ em chỉ thích đồ chơi ngoại, chẳng mấy thiết tha những món đồ chơi ngày xưa bố mẹ chúng đã phải chết thèm khi được đi chợ đồ chơi mùa trung thu. Ông Sinh người xã Cao Viên - Hà Nội là một thợ thủ công lâu đời, người có tâm với nghề đã tình nguyện truyền nghề không công cho bất cứ ai muốn học làm đèn kéo quân. Nghe ông nói, vừa buồn cười lại vừa day dứt.

Gia đình ông làm đèn kéo quân hàng chục năm nay với cách thức và chất liệu gần như không thay đổi. Hình dáng chiếc đèn kéo quân vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Điều này thật tuyệt vời! Nó làm chiếc đèn luôn hiện ra đúng với kí ức của nhiều thế hệ mỗi khi nhìn thấy. Song, chiếc đèn thú vị đó có thể không đủ bền để chơi được nhiều lần, hoặc ít khơi gợi mong muốn khám phá, chinh phục của trẻ giống như các trò chơi điện tử thời nay. Ông thừa nhận, làm đèn vì muốn gìn giữ truyền thống gia đình, không làm thì thấy nhớ chứ không xem nặng việc kinh doanh.

Những máy chơi điện tử cầm tay, các loaị máy tính, máy tính bảng mở ra trước mắt trẻ em vô vàn trò chơi hấp dẫn muốn là có được ngay đã làm thay đổi dần cách vui chơi của trẻ em. Trong mắt người lớn, nhiều cách nhìn nhận tích cực hợp thời đại, song hành còn có nhiều suy nghĩ tiêu cực với các loại đồ chơi công nghệ mới này. Nhưng dù thế nào, trẻ vẫn sẽ chơi và bị hấp dẫn bởi những món đồ làm chúng thích tự nhiên.


Đèn kéo quân lặng lẽ mùa trung thu

Gia đình ông Vũ Văn Sinh có nghề làm đèn kéo quân lâu năm, ông học nghề từ chính cha mẹ mình truyền lại.

Đèn kéo quân lặng lẽ mùa trung thu

Bà Nguyễn Thị Hạnh vợ ông cũng tham gia công việc này, bà thường dán giấy, buộc các mối nối của khung đèn bằng chỉ sau khi ông đã chằng dây thép vào các điểm nối chính khi dựng khung đèn.

Đèn kéo quân lặng lẽ mùa trung thu

Ông Sinh làm món đồ chơi này hoàn thoàn bằng tay, chất liệu chính là tre, giấy, hồ, nến là những thứ ngày xưa bố mẹ ông đã dùng để làm đèn.

Đèn kéo quân lặng lẽ mùa trung thu

Hình dáng người, vật được cắt bằng giấy cứng không cầu kì và có thể được tùy biến rất nhiều theo tưởng tượng của người làm.

Đèn kéo quân lặng lẽ mùa trung thu

Những hình này được cố định vào một khung tròn quay được, hình bóng của nó sẽ in lên phía bên ngoài chiếc đèn và chuyển động nhờ động lực không khí đối lưu khi thắp nến.

Đèn kéo quân lặng lẽ mùa trung thu

Bí quyết của ông Sinh có lẽ là chiếc "tua - bin" này, ông nói rằng các loại đèn khác bán ngoài thị trường màu mè đẹp nhưng lại không quay được do "tua - bin" không chuẩn. Các mối nối của khung tre được làm thô đơn giản, có vẻ không được bền lắm.

Ánh sáng của đèn khá yếu, chỉ được chơi vào buổi tối mới nhìn rõ các hình dáng đang chuyển động.

Ánh sáng của đèn khá yếu, chỉ được chơi vào buổi tối mới nhìn rõ các hình dáng đang chuyển động.

Gia đình ông có một cửa hàng bán đèn ở nhà, giá mỗi chiếc đèn nhỏ là 150 nghìn.

Gia đình ông có một cửa hàng bán đèn ở nhà, giá mỗi chiếc đèn nhỏ là 150 nghìn.

Gia đình ông có một cửa hàng bán đèn ở nhà, giá mỗi chiếc đèn nhỏ là 150 nghìn.

Mặc dù việc bán đèn không quá đông khách, nhưng ông vui vẻ và sẵn sàng truyền nghề nếu ai đó hứng thú, ông còn bảo đến học nghề sẽ được mời cơm rượu.

Gia đình ông có một cửa hàng bán đèn ở nhà, giá mỗi chiếc đèn nhỏ là 150 nghìn.

Năm nay ông làm một chiếc đèn cỡ lớn theo đơn đặt hàng với giá 6 triệu đồng, trước đó một khách hàng Hải Phòng đặt chiếc đèn lớn hơn với giá 8 triệu nhưng đã hủy hợp đồng.


 
Hữu Nghị

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm