Đề xuất xin xác động vật hoang dã làm thuốc bị phản đối
(Dân trí) - Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa phản đối đề xuất của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương gửi tới UBND TP Hà Nội về việc xin xác động vật hoang dã làm thuốc chữa bệnh.
Trước đề xuất trên của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, UBND thành phố Hà Nội đã giao các sở ngành liên quan xem xét, bàn giao 119kg sừng hươu, 11kg xương hổ, 4kg xương khỉ và 263kg tê tê (bắt giữ được) cho viện này để làm thuốc chữa bệnh. Về đề xuất này, ông Trần Việt Hưng, Phó Giám đốc EVN cho rằng, về khía cạnh pháp lý, tang vật là động vật hoang dã (ĐVHD) thuộc nhóm IB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP (trong đó có hổ) không được phép sử dụng cho mục đích thương mại. Với bất kỳ mục đích nào, thuốc xét cho cùng là sản phẩm thương mại. Như vậy việc sử dụng các tang vật này làm thuốc là vi phạm pháp luật. Các tang vật này chỉ có thể được xử lý theo hai cách: Một là chuyển giao cho một đơn vị nghiên cứu khoa học, giáo dục (ví dụ như viện nghiên cứu, bảo tàng) của Nhà nước; tuyệt đối không liên quan tới các hoạt động thương mại. Hai là tiến hành tiêu hủy.
“Đứng trên khía cạnh y học, chúng tôi chưa chứng kiến bất cứ một nghiên cứu khoa học hiện đại nào nói rằng các sản phẩm là ĐVHD có thể được sử dụng làm thuốc. Tác dụng này đa phần đều là kinh nghiệm dân gian, là truyền miệng. Hơn thế nữa, căn cứ của phác đồ điều trị cũng như quy trình chế biến các sản phẩm này chúng tôi cũng chưa từng thấy qua.
Hơn nữa, tất cả những tang vật đó đều do cơ quan chức năng tịch thu của các đối tượng vi phạm. Do đó, đứng trên góc độ cơ quan chức năng, chúng ta không thể tịch thu của đối tượng vi phạm này để chuyển giao cho những tổ chức khác để sử dụng vào mục khác”- Ông Hưng lập luận.
Thông qua các nhà báo, EVN khẩn thiết đề nghị UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng liên quan không chuyển giao các sản phẩm là tang vật ĐVHD cho Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cũng như bất cứ đơn vị nào khác.
“Đứng trên khía cạnh y học, chúng tôi chưa chứng kiến bất cứ một nghiên cứu khoa học hiện đại nào nói rằng các sản phẩm là ĐVHD có thể được sử dụng làm thuốc. Tác dụng này đa phần đều là kinh nghiệm dân gian, là truyền miệng. Hơn thế nữa, căn cứ của phác đồ điều trị cũng như quy trình chế biến các sản phẩm này chúng tôi cũng chưa từng thấy qua.
Hơn nữa, tất cả những tang vật đó đều do cơ quan chức năng tịch thu của các đối tượng vi phạm. Do đó, đứng trên góc độ cơ quan chức năng, chúng ta không thể tịch thu của đối tượng vi phạm này để chuyển giao cho những tổ chức khác để sử dụng vào mục khác”- Ông Hưng lập luận.
Thông qua các nhà báo, EVN khẩn thiết đề nghị UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng liên quan không chuyển giao các sản phẩm là tang vật ĐVHD cho Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cũng như bất cứ đơn vị nào khác.
Phạm Thanh