1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Vụ 03 cặp tàu cá Kiên Giang bị xả súng:

Đề nghị lập đường dây nóng Việt - Thái xử lí vấn đề “nóng” trên biển

(Dân trí) - Tại buổi gặp đoàn công tác Thái Lan, do ông Tanee Sangrat – Vụ Phó Vụ Đông Á, Bộ Ngoại giao Thái Lan dẫn đầu, UBND tỉnh Kiên Giang đề nghị hai nước cần lập đường dây nóng để kịp thời xử lí những vụ việc “nóng” trên biển, như vụ xảy ra vào 11/9.

Theo UBND tỉnh Kiên Giang, những năm gần đây tàu thuyền khai thác thủy sản của tỉnh Kiên Giang phát triển mạnh; số lượng tàu đóng mới có khả năng khai thác xa bờ tăng nhanh. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số tàu toàn tỉnh là 10.214 chiếc với tổng công suất 1.983.194VC, bao gồm 9.945 tàu khai thác và 269 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá. Trong đó tàu khai thác xa bờ 4.051 chiếc, chiếm 40,7% số tàu khai thác toàn tỉnh.

Với số lượng tàu này, trung bình hàng năm khai thác khoảng 370.000 tấn hải sản với các loại, như: tôm, cua, mực, các loại cá…. trên tổng sản lượng được phép khai thác hàng năm là 700.000 tấn tại vùng biển Tây Nam bộ.

 


Theo UBND tỉnh Kiên Giang, trong thời gian tới ngoài công tác tuyên truyền cho ngư dân về việc đánh bắt thủy sản theo đúng qui định pháp luật, sẽ hạn chế tàu thuyền công suất nhỏ và tiến tới không cho đóng mới.

Theo UBND tỉnh Kiên Giang, trong thời gian tới ngoài công tác tuyên truyền cho ngư dân về việc đánh bắt thủy sản theo đúng qui định pháp luật, sẽ hạn chế tàu thuyền công suất nhỏ và tiến tới không cho đóng mới.

 

Cũng do nguồn lợi thủy sản trên vùng biển Tây Nam cạn kiệt, thời gian qua, nhiều tàu cá Kiên Giang “liều mình”, vượt hải phận Việt Nam sang đánh bắt tại các vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam – Thái Lan và Indonesia… Tính từ năm 2014, đến 9 tháng đầu năm 2015, tổng số tàu cá và ngư dân Kiên Giang bị lực lượng chấp pháp của Thái Lan bắt giữ, xử phạt là 10 tàu với 79 người (Số liệu do Vùng 5 Hải quân và Sở Ngoại vụ cung cấp).

Tuy nhiên, theo số liệu từ Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang cung cấp cho PV Dân trí, chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2015 đã xảy ra  22 vụ ngư dân Kiên Giang vi phạm, có 51 phương tiện và 300 ngư phủ bị lực lượng chức năng Thái Lan và Indonesia bắt giữ, trong đó Hải quân Thái Lan bắt 03 vụ, Hải quân Indonesia bắt 01 vụ, Lực lượng bảo vệ biển Campuchia bắt 18 vụ; Tổng mức phạt tiền trên 150.000 USD và gần 1 tỷ đồng. Số lượng tài sản, xăng, dầu, cá tôm rất lớn không thể tình hết được.

 

Tại buổi gặp đoàn công tác Thái Lan do Ông Tanee Sangrat – Vụ Phó Vụ Đông Á, Bộ Ngoại giao Thái Lan dẫn đầu, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đề nghị cần lập đường dây nóng để xử lí kịp thời những vụ việc nóng trên biển.
Tại buổi gặp đoàn công tác Thái Lan do Ông Tanee Sangrat – Vụ Phó Vụ Đông Á, Bộ Ngoại giao Thái Lan dẫn đầu, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đề nghị cần lập đường dây nóng để xử lí kịp thời những vụ việc nóng trên biển.

 

Thông tin từ một chủ tàu cá chuyên đánh bắt xa bờ cho biết, thực tế số lượng tàu bị cơ quan chấp pháp Thái Lan, Indonesia… và cả các đối tượng bảo kê ở các vùng biển bắt giữ và xử phạt rất lớn. Tuy nhiên, các chủ tàu cá đều dấu và tự thỏa thuận đóng tiền phạt, chuộc tàu để còn cơ hội hưởng các chính sách nhà nước từ nghị định 67 của Chính phủ.

Ông Trương Văn Ngữ - Chủ tịch Hội nghề cá TP Rạch Giá cho biết, tại vùng biển Tây Nam nguồn lợi thủy sản đã cạn kiệt, tuy nhiên khả năng hồi phục là rất nhanh. Do vậy các cơ quan ban ngành liên quan cần siết hơn nữa trong công tác kiểm ngư thì nguồn lợi thủy sản sẽ dồi dào trở lại. Đặc biệt là hạn chế tàu công suất nhỏ, khuyến khích đánh bắt xa bờ theo đúng qui định pháp luật.

 


Tại buổi gặp, ông Tanee Sangrat – Vụ Phó Vụ Đông Á, Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết, Chính phủ Thái Lan không cho phép dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề ngư dân xâm phạm hải phận đánh bắt thủy sản. Và ông cũng thừa nhận phía Thái Lan đã xử sự không tốt trong vụ việc xảy ra 11/9.

Tại buổi gặp, ông Tanee Sangrat – Vụ Phó Vụ Đông Á, Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết, Chính phủ Thái Lan không cho phép dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề ngư dân xâm phạm hải phận đánh bắt thủy sản. Và ông cũng thừa nhận phía Thái Lan đã xử sự không tốt trong vụ việc xảy ra 11/9.

 

Trước tình trạng này, ông Mai Anh Nhịn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, vừa qua cơ quan chức năng đã tích cực tuyên truyền bằng nhiều biện pháp, tuy nhiên do nhận thức về pháp luật biển của ngư dân, đời sống khó khăn và cái lợi trước mắt nên ngư dân Kiên Giang vẫn còn tình trạng vượt hải phận Việt Nam sang đánh bắt ở các vùng biển chồng lấn. Để giải quyết vấn đề này, thời gian tới sẽ hạn chế tàu thuyền công suất nhỏ và tiến tới không cho đóng mới loài tàu thuyền này.

Xung quanh buổi gặp gỡ đoàn công tác thuộc Bộ ngoại giao Thái Lan, UBND tỉnh Kiên Giang cũng đề nghị hai nước ngoài việc tuyên truyền cho ngư dân hai nước cần tuân thủ các qui định pháp luật về việc khai thác nguồn lợi thủy sản thì hai bên cần thông báo kịp thời cho nhau khi bắt được các tàu thuyền vi phạm. Theo UBND tỉnh Kiên Giang cách tốt nhất là hai nước lập đường dây nóng để giải quyết các vấn đề “nóng” như vụ 11/9 vừa qua, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến mối quan hệ, hợp tác của hai đất nước.

Ông Tanee Sangrat – Vụ Phó Vụ Đông Á, Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết, ông sẽ ghi nhận và báo lại với Chính Phủ, Bộ thủy sản để đưa ra các giải pháp thích hợp và cần thiết nhất.

Nguyễn Hành

(haihanh@dantri.com.vn)