1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Trà Vinh:

Đê biển nguy cơ sạt lở, đe dọa hàng ngàn hộ dân

(Dân trí) - Hàng ngàn hộ dân xã Dân Thành và nhiều xã khác của huyện Duyên Hải (Trà Vinh) thời gian này luôn sống trong lo sợ trước nguy cơ đê biển Hải Thành Hòa có thể sạt lở và vỡ bất cứ lúc nào.

Theo chính quyền xã Dân Thành, đê biển Hải Thành Hòa (khu vực cồn Nhàn, ấp Mù U) được đào đắp khoảng năm 1996, dài nhiều km, bề rộng chân đê hơn 3m, chủ yếu là đất.

Thời điểm trước khi có các dự án lớn xây dựng tại đây, đê rất vững chắc nên người dân yên tâm sinh sống. Phía trong đê là đất trồng hoa màu, nuôi thủy sản…, là những mưu sinh kinh tế từ bao đời nay.

Đê biển Hải Thành Hòa đi qua địa bàn ấp Mù U, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Đê biển Hải Thành Hòa đi qua địa bàn ấp Mù U, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Tuy nhiên, từ khi có dự án xây dựng luồng tàu biển và nhà máy nhiệt điện trên địa bàn, việc các tàu, sà lan liên tục bơm cát gần khu vực đê để phục vụ cho dự án đã làm cho đất, cát ở chân đê bị hụt, sóng lớn đánh vào khiến chân đê bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đê biển Hải Thành Hòa đi qua địa bàn ấp Mù U, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Theo người dân, trước đây có một đê bao phía ngoài nhưng đã bị vỡ thành nhiều đoạn, phần nào đó làm cho triều cường và sóng đánh nhiều hơn vào bên trong.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Dương Hoàng Đủ - Trưởng ấp Mù U (xã Dân Thành) - cho biết, khoảng giữa tháng 10/2012, đê biển Hải Thành Hòa đã xảy ra một vụ sạt lở nghiêm trọng. Sau đó, ngành chức năng đã huy động lực lượng gia cố khắc phục. Tuy nhiên theo ông Đủ, việc khắc phục chỉ là tạm thời khi chỉ có đất và cừ tràm đóng xuống chắn sóng.

“Nếu như xảy ra sạt lở lớn, khoảng 70% xã Dân Thành sẽ bị ảnh hưởng”, ông Đủ lo lắng. Cũng theo ông Đủ, nguyên nhân là do việc đào đất, cát quá gần chân đê để phục vụ san lấp mặt bằng các dự án; cùng đó là triều cường dâng, sóng lớn nên chân đê bị sạt.

Những đợt sóng lớn đánh vào uy hiếp bờ đê.

Những đợt sóng lớn đánh vào uy hiếp bờ đê.

Có mặt tại tuyến đê biển thuộc địa bàn ấp Mù U, theo quan sát của PV Dân trí, tuyến đê này cách biển khoảng 500m và liên tục bị những đợt sóng lớn đánh vào. Thời điểm PV ghi nhận, nhiều đoạn đã được đóng cừ cây tràm để chống sạt lở.

Cách đê biển lớn khoảng vài trăm mét ở phía ngoài có những đoạn đê bị vỡ từng khúc. Người dân cho biết, trước đó đã bị sóng đánh nên không giữ lại được. “Tuy nhiên với việc khai thác cát liên tục thì khó có thể nói trước việc ảnh hưởng của nó đến đê biển bên trong này”, một người dân sống gần đó đánh giá.

Địa phương chỉ có thể tạm thời dùng cừ tràm đóng xuống để chắn đỡ sóng.

Địa phương chỉ có thể tạm thời dùng cừ tràm đóng xuống để chắn đỡ sóng.

Người dân cũng nhận định việc khai thác đất, cát phục vụ công trình nhà nước để phát triển kinh tế xã hội địa phương ai cũng mừng nhưng khai thác như thế nào để gây ảnh hưởng đến đê biển, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân thì không nên.

Trao đổi với PV Dân trí, Trưởng ấp Mù U Dương Hoàng Đủ cho biết, địa phương nhận được rất nhiều phản ánh của bà con về tình trạng này. Địa phương cũng đã kiến nghị lên cơ quan chức năng xem xét để bảo đảm an toàn cho đê biển cũng là bảo đảm cho cuộc sống dân sinh được tốt hơn.

                                                                                                Huỳnh Hải

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm