1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Đầu năm đi chợ... đánh nhau

(Dân trí) - Cứ ngày mùng 6 Tết hàng năm, người dân từ khắp nơi lại tập trung về xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa dự phiên chợ Chuộng một năm chỉ họp một lần. Nét độc đáo nhất của phiên chợ này là phải... đánh nhau mới may mắn.

Từ sáng sớm mùng 6 Tết Giáp Ngọ, chúng tôi đã có mặt tại chợ Chuộng, thuộc địa bàn xóm 5, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn. Khu vực họp chợ là một bãi đất nằm cạnh con sông Hoàng. Đây cũng là vị trí giáp ranh của ba huyện Thiệu Hóa, Đông Sơn và Triệu Sơn.

Phiên chợ thu hút rất đông người dân tham gia.
Phiên chợ thu hút rất đông người dân tham gia.

Người dân trong vùng có câu: “Chết bỏ con bỏ cháu, không ai bỏ mùng 6 chợ Chuộng”. Nét độc đáo của phiên chợ là để may mắn, người đến chợ sẽ... đánh nhau, ném cà chua vào người nhau. Tuy nhiên đôi khi việc đánh nhau bị biến tướng với những hung khí có thể gây sát thương. Vì vậy, nhiều năm qua, chính quyền địa phương đã bố trí lực lượng công an chốt trực khắp khu chợ để ngăn cấm việc đem các vật cứng, hung khí… vào chợ.

Cà chua là món hàng đắt khách nhất ở chợ.
 
Cà chua là món hàng đắt khách nhất ở chợ.
Cà chua là món hàng đắt khách nhất ở chợ.

Theo ông Lê Văn Khiên (72 tuổi) ở xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn, đã gần 10 năm nay không năm nào bỏ phiên chợ Chuộng. Hàng năm cứ đúng ngày này, ông lại mang những món hàng là đồ chơi dân gian dành cho trẻ em đến chợ bán.

“Vào ngày này, các đôi vợ chồng đi mua con giống, thanh niên nam nữ đi chơi, nông dân chuẩn bị cho ngày tịch điền làm ruộng. Ai đi chợ bị ném nhiều mới gặp may”, ông Khiên cho biết.

Những năm trước, thường từ giữa đến cuối phiên chợ, thanh niên các làng hay đánh nhau. Theo quan niệm thì năm nào đánh nhau to, năm đó mới làm ăn may mắn.

Cũng ít phiên chợ quê nào mà lực lượng công an được bố trí đông như phiên chợ Chuộng. Theo ông Lê Văn Cung - Bí thư Đảng ủy xã Đông Hoàng, địa phương đã huy động 25 công an viên phối hợp với 6 chiến sỹ công an huyện để đảm bảo an ninh, trật tự cho phiên chợ. Cũng theo ông Cung thì chuyện đánh nhau mấy năm trở lại đây ít dần bởi việc an ninh được thắt chặt. Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều người dân đến phiên chợ Chuộng năm nay, bên cạnh công tác đảm bảo an ninh, trật tự, việc cấm ném cà chua của lực lượng chức năng đã làm ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống vốn có của phiên chợ này. 

Chợ càng về trưa càng đông người, những đám thanh niên trai gái bắt đầu tổ chức ném cà chua, thậm chí dùng súng nhựa bắn nhau. Ngay lập tức lực lượng chức năng có mặt can thiệp, không để đánh nhau gây thương tích. Phiên chợ họp từ lúc sáng sớm đến đầu giờ chiều là tan, kết thúc phiên chợ cũng là kết thúc những ngày Tết cổ truyền, trở về với công việc thường ngày...

Những hình ảnh tại phiên chợ Chuộng năm Giáp Ngọ ngày 5/2:

Người dân từ các huyện lân cận sang sông Hoàng đến chợ.
Người dân từ các huyện lân cận sang sông Hoàng đến chợ.
 
Thanh niên thi nhau ném cà chua vào nhau.

Thanh niên thi nhau ném cà chua vào nhau.

Thanh niên thi nhau ném cà chua vào nhau.
Thanh niên thi nhau ném cà chua vào nhau.
Nhiều thanh niên mua súng đồ chơi, chuẩn bị đuổi bắn nhau tại chợ.
Nhiều thanh niên mua súng đồ chơi, chuẩn bị đuổi bắn nhau tại chợ.
Chợ họp trên một bãi đất trống giáp ranh giữa 3 huyện.
Chợ họp trên một bãi đất trống giáp ranh giữa 3 huyện.
Chợ họp trên một bãi đất trống giáp ranh giữa 3 huyện.
Lực lượng an ninh được bố trí hơn 30 người, đảm bảo không có các cuộc đánh nhau gây thương tích.

Duy Tuyên - Giang Nguyễn