1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Quảng Nam:

Dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi hy sinh

(Dân trí) - Kỷ niệm 50 năm ngày Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi hy sinh (15/10/1964 - 15/10/2014), ngày 14/10, Tỉnh đoàn Quảng Nam và UBND huyện Điện Bàn đã tổ chức lễ dâng hương tại Nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi (xã Điện Thắng Bắc, huyện Điện Bàn).<br><a href='http://dantri.com.vn/xa-hoi/toi-nhuong-trai-tim-toi-de-ong-song-mai-muon-doi-954808.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;"Tôi nhường trái tim tôi để ông sống mãi muôn đời"</b></a>

Tham dự buổi lễ có bà Phan Thị Quyên, vợ Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi cùng các thành viên, người thân trong gia đình anh Trỗi; ông Iván Emilio Turmero Crespo - Bí thư thứ 2, Đại sứ quán nước Cộng hòa Cộng hòa Venezuela tại Hà Nội cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên, người dân trên địa bàn.

Các bạn trẻ dâng hương tưởng nhớ anh Trỗi
Các bạn trẻ dâng hương tưởng nhớ anh Trỗi

Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 1/2/1940 trong một gia đình nghèo ở xã Điện Thắng Trung (huyện Điện Bàn, Quảng Nam). Năm 1954, anh theo gia đình vào Sài Gòn và làm nghề thợ điện ở Nhà máy đèn Chợ Quán. Thời gian này, anh giác ngộ cách mạng và trở thành chiến sĩ biệt động thuộc Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn.

Năm 1964, anh được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An). Anh nhận nhiệm vụ đặt mìn tại cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi) để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Anh bị địch bắt lúc 22 giờ ngày 9/5/1964 do bị bại lộ.
 
Các bạn trẻ dâng hương tưởng nhớ anh Trỗi
 
Mặc dù kẻ thù dùng mọi cực hình tra tấn dã man, tàn bạo đối với anh hòng tìm ra manh mối cơ sở của ta nhưng đều thất bại. Sau 4 tháng giam giữ, biết không thể lay chuyển được lòng yêu nước của người thanh niên kiên trung, chính quyền Sài Gòn đã kết án anh án tử hình.
 
Bà Quyên xem các tấm ảnh về người chồng anh hùng.
Bà Quyên xem các tấm ảnh về người chồng anh hùng.

Để cứu anh, một tổ chức du kích Venezuela tuyên bố trao đổi anh với một con tin là trung tá không quân Hoa Kỳ Michael Smolen mà họ vừa bắt giữ. Nhưng sau khi viên sĩ quan trên vừa được trả tự do, chúng lật lọng rồi vội vàng xử bắn anh tại sân sau nhà lao Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15/10/1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài. Người thợ điện 24 tuổi khi ấy đã hùng hồn vạch trần tội ác xâm lược của đế quốc Mỹ.

Trong phút cuối cùng của đời mình, anh giật phắt mảnh băng đen mà kẻ thù bịt mắt và hô to: “Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Đả đảo Nguyễn Khánh! Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!”.
Bà Quyên và Đại sứ quán Venuzela viếng hương hồn anh Trỗi
Bà Quyên và Đại sứ quán Venuzela viếng hương hồn anh Trỗi
 
Trên tấm ảnh chụp anh Trỗi tại pháp trường, Bác Hồ đã ghi: “Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là một tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập”. 

Nhân dịp này, tỉnh đoàn Quảng Nam và UBND huyện Điện Bàn tổ chức tổng kết trao thưởng cuộc thi tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi và phát động cuộc thi sáng tác tượng đài Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đặt tại công viên Thanh niên huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Cũng tại buổi lễ, bà Phan Thị Quyên - vợ Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi - trao một số hiện vật quý về anh cho Trung tâm Văn hóa thể thao huyện Điện Bàn trưng bày.

Công Bính

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm