1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Dàn xe đặc biệt sắp chạy tuyến buýt nhanh đầu tiên ở Hà Nội

(Dân trí) - Loạt xe buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội chạy tuyến Kim Mã - Yên Nghĩa dự kiến sẽ vận hành thử nghiệm vào ngày 15/12. Chủng loại xe phục vụ tuyến này khá đặc biệt, có thể chở tới 90 hành khách.


Sau gần một năm lỡ hẹn, dự kiến ngày 15/12 tới đây, loạt xe buýt nhanh (BRT) đầu tiên ở Hà Nội chạy tuyến Kim Mã - Yên Nghĩa sẽ được vận hành thử nghiệm.

Sau gần một năm lỡ hẹn, dự kiến ngày 15/12 tới đây, loạt xe buýt nhanh (BRT) đầu tiên ở Hà Nội chạy tuyến Kim Mã - Yên Nghĩa sẽ được vận hành thử nghiệm.


Tuyến buýt nhanh thí điểm đầu tiên của Hà Nội khởi công thực hiện đầu năm 2013. Thời điểm đó, chủ đầu tư dự kiến khai thác vào quý II/2015 nhưng đã chậm tiến độ hơn một năm. Tuyến buýt chạy theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn – Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã và ngược lại.

Tuyến buýt nhanh thí điểm đầu tiên của Hà Nội khởi công thực hiện đầu năm 2013. Thời điểm đó, chủ đầu tư dự kiến khai thác vào quý II/2015 nhưng đã chậm tiến độ hơn một năm. Tuyến buýt chạy theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn – Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã và ngược lại.


Xe buýt có 4 cửa ra vào, tốc độ di chuyển 22 km/h. Các xe đều có hệ thống định vị GPS kết nối với trung tâm để giải quyết sự cố phát sinh. Tại nút giao thông có hệ thống tích hợp với đèn tín hiệu để ưu tiên xe buýt nhanh qua nút.

Xe buýt có 4 cửa ra vào, tốc độ di chuyển 22 km/h. Các xe đều có hệ thống định vị GPS kết nối với trung tâm để giải quyết sự cố phát sinh. Tại nút giao thông có hệ thống tích hợp với đèn tín hiệu để ưu tiên xe buýt nhanh qua nút.


Đến thời điểm này, hàng chục chiếc xe buýt đặc biệt này đã về đến bến xe Yên Nghĩa để hoàn thiện những hạng mục nốt nội thất cuối cùng.

Đến thời điểm này, hàng chục chiếc xe buýt đặc biệt này đã về đến bến xe Yên Nghĩa để hoàn thiện những hạng mục nốt nội thất cuối cùng.


Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng phương án tổ chức vận hành tuyến buýt này với tần suất 5 phút/tuyến, hành trình Kim Mã - Yên Nghĩa và ngược lại dài 14km, dự kiến đi trong khoảng 40 - 45 phút.

Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng phương án tổ chức vận hành tuyến buýt này với tần suất 5 phút/tuyến, hành trình Kim Mã - Yên Nghĩa và ngược lại dài 14km, dự kiến đi trong khoảng 40 - 45 phút.


Hà Nội đã thành lập một xí nghiệp trực tiếp tiếp nhận, xây dựng phương án tổ chức vận hành khai thác tuyến buýt nhanh BRT. Tổng Công ty vận tải Hà Nội là đơn vị đảm nhận nhiệm vụ này.

Hà Nội đã thành lập một xí nghiệp trực tiếp tiếp nhận, xây dựng phương án tổ chức vận hành khai thác tuyến buýt nhanh BRT. Tổng Công ty vận tải Hà Nội là đơn vị đảm nhận nhiệm vụ này.


Mặc dù được gọi là “xe buýt nhanh”, nhưng theo Sở GTVT Hà Nội, mô hình này chỉ có thể gọi là “xe buýt ưu tiên” vì chưa có làn đường dành riêng cho xe buýt hoạt động.

Mặc dù được gọi là “xe buýt nhanh”, nhưng theo Sở GTVT Hà Nội, mô hình này chỉ có thể gọi là “xe buýt ưu tiên” vì chưa có làn đường dành riêng cho xe buýt hoạt động.

Tổng đầu tư của dự án gồm xây dựng hạ tầng, nhà chờ, phương tiện... là 55 triệu USD (trên 1.100 tỷ đồng) bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, trong đó Việt Nam góp vốn đối ứng bằng chi phí giải phóng mặt bằng.
Tổng đầu tư của dự án gồm xây dựng hạ tầng, nhà chờ, phương tiện... là 55 triệu USD (trên 1.100 tỷ đồng) bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, trong đó Việt Nam góp vốn đối ứng bằng chi phí giải phóng mặt bằng.


Xe buýt nhanh có khả năng chở 90 khách/chuyến.

Xe buýt nhanh có khả năng chở 90 khách/chuyến.

Quang Phong - Trọng Trinh