1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Thừa Thiên Huế:

Đại biểu đưa nạn tảo hôn ra nghị trường

(Dân trí) - Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VII chiều 8/12, vấn đề tảo hôn tăng trở lại tại tại các huyện vùng cao đã nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu.

Đại biểu Trần Thị Minh Nguyệt chất vấn, năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 40 trường hợp tảo hôn, nhất là huyện A Lưới xảy ra 31 trường hợp, tăng 20 trường hợp so với năm 2016. Thậm chí có cặp vợ chồng lấy nhau lúc 14 tuổi. Đây là vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Đại biểu Nguyệt đề nghị UBND tỉnh cho biết những biện pháp để ngăn chặn dứt điểm tình trạng này.

Ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết theo số liệu cập nhật mới nhất, từ năm 2010 đến nay cả tỉnh có 306 cặp tảo hôn ở huyện miền núi A Lưới và 132 cặp tảo hôn ở huyện miền núi Nam Đông, trong số này có 2 cặp ở độ tuổi 14, 3 cặp ở độ tuổi 15 và 7 cặp ở độ tuổi 16.

Một trường hợp tảo hôn sinh con sớm tại huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Một trường hợp tảo hôn sinh con sớm tại huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Nhiều cặp vợ chồng với tuổi đời rất trẻ đã có con (ảnh minh họa)

Nhiều cặp vợ chồng với tuổi đời rất trẻ đã có con (ảnh minh họa)

Trong giai đoạn từ 2013 đến 2017, riêng huyện A Lưới đã ra nghị quyết chuyên đề về việc ngăn chặn, đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Trên thực tế tỷ lệ tảo hôn giảm dần từng năm. Cụ thể năm 2010 có 52 cặp thì đến 2016 chỉ còn 19 cặp ở A Lưới.

Tuy nhiên đến 2017 là năm cuối thực hiện nghị quyết này thì tỷ lệ tảo hôn nhảy vọt, từ 19 trường hợp năm 2016 lên 35 trường hợp. Nguyên nhân có nhiều như do trình độ dân trí, thiếu hiểu biết về sức khỏe vị thành niên. Nhiều vùng có chất lượng sống thấp, học sinh bỏ học và kết hôn sớm. Sự can thiệp của chính quyền chưa tốt. Đặc biệt nhiều nơi còn nhiều phong tục về kết hôn sớm vẫn chưa bỏ được. Ngoài ra còn sự thiếu quan tâm phụ huynh, và sự tác động các phương tiện thông tin nghe nhìn, phim ảnh không lành mạnh.

Đi tuyên truyền tận nơi về tảo hôn, sức khỏe sinh sản (ảnh: Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản Thừa Thiên Huế)
Đi tuyên truyền tận nơi về tảo hôn, sức khỏe sinh sản (ảnh: Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản Thừa Thiên Huế)

Qua việc này, theo ông Trăng phải có những giải pháp đẩy mạnh như tuyên truyền pháp luật hôn nhân tận tình, kiên nhẫn tại các huyện trên. Phải nâng cao trách nhiệm đảng viên, không được vô cảm với tình trạng tảo hôn. Thực tế có các trường hợp tảo hôn là con em của đảng viên, lãnh đạo, thậm chí có 1 trường hợp là con em của người đứng đầu cấp ủy xã.

Tuyên truyền về tảo hôn (ảnh: Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản Thừa Thiên Huế)
Tuyên truyền về tảo hôn (ảnh: Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản Thừa Thiên Huế)

Một biện pháp nữa là phải cải thiện đời sống kinh tế, vì kinh tế khó khăn là nguyên nhân lớn dẫn đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

Yếu tố rất quan trọng là nâng cao vai trò già làng trưởng bản qua các cuộc tập huấn chuyên sâu vì lực lượng này nắm rõ phong tục làng xã và cả pháp luật. Và phải có chế tài xử lý người đứng đầu địa phương nếu tảo hôn gia tăng.

Ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết cần nâng cao vai trò già làng, trưởng bản và có chế tài xử lý người đứng đầu địa phương nếu tảo hôn tăng
Ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết cần nâng cao vai trò già làng, trưởng bản và có chế tài xử lý người đứng đầu địa phương nếu tảo hôn tăng

Đại Dương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm