Chùm ảnh: Đúc trống đồng mừng sinh nhật Bác
(Dân trí) - Sáng nay 19/5, tại Khu di tích Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) đã diễn ra nghi lễ biểu diễn đúc trống đồng theo phương pháp thủ công truyền thống, nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác.
Đây là hoạt động đầy ý nghĩa nhân kỷ niệm 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lễ đúc trống đồng được thực hiện bởi Liên chi Hội Di sản văn hoá Việt Nam Lam Kinh - Hội Cổ vật Thanh Hoá. Trực tiếp thực hiện các quy trình đúc trống là nhóm nghệ nhân của ông Thiều Quang Tùng - Chi hội Bảo tồn - phục hưng nghề truyền thống Đông Sơn (Thanh Hóa) thực hiện.
Chiếc trống đồng đúc tặng Khu di tích Kim Liên được lấy theo mẫu trống đồng Ngọc Lũ, với đường kính mặt 79cm tượng trưng 79 mùa xuân của Bác; chiều cao thân trống 69cm ghi nhớ năm Bác mất (năm 1969); thân trống và bệ trống cao 119cm để kỷ niệm 119 năm ngày sinh của Bác; chiều rộng của bệ trống là 111cm là để nhớ lại năm 1911 Bác ra đi tìm đường cứu nước.
Một nét rất riêng về chiếc trống đồng này được các nghệ nhân khắc trên trống với hai hình ảnh rõ ràng là nhà quê nội của Bác Hồ và hình ảnh Bác đọc lời tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội); 4 mặt của bệ gỗ được chạm khắc hình hoa sen - biểu tượng làng sen quê Bác.
Một nét rất riêng về chiếc trống đồng này được các nghệ nhân khắc trên trống với hai hình ảnh rõ ràng là nhà quê nội của Bác Hồ và hình ảnh Bác đọc lời tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội); 4 mặt của bệ gỗ được chạm khắc hình hoa sen - biểu tượng làng sen quê Bác.
Chiếc trống đồng được đúc tặng Khu di tích Kim Liên có trọng lượng 120-130kg, tiêu tốn hết 160kg đồng nguyên chất và đốt cháy 130kg than gỗ lim. Theo các nghệ nhân, than gỗ lim là loại than nấu tốt nhất và mang lại hiệu quả chất lượng tốt nhất cho việc nấu đồng đúc trống. Đồng được nung chảy ở nhiệt độ 1.000-1.200 độ C và thực hiện trong vòng hơn 3 tiếng đồng hồ.
Ngày 18/5: Khâu chuẩn bị tại Khu di tích Kim Liên
Chiếc khuôn đúc này được 15 nghệ nhân chuẩn bị trong 3 tháng trời, được vận chuyển bằng ô tô từ Thanh Hóa vào Nghệ An.
Nguyên vật liệu
Khuôn đúc trống đồng
Chỉnh trang lại khuôn đúc
Những hoa văn được khắc chi tiết, công phu trên khuôn đúc trống.
Khuôn đúc trống được đốt sạch trước khi thực hiện đúc.
Ngày 19/5: Nghi thức đúc trống đồng thu hút hàng ngàn du khách và người dân địa phương
Đồng nguyên chất
Than dùng để nấu đồng phải là than lim mới cho được kết quả như ý muốn.
Lễ cầu an, khấn đất trời, tiền nhân cầu cho buổi đúc trống thành công
Ngọn lửa thiêng được thắp từ bàn thờ Bác Hồ tại nhà tưởng niệm Khu di tích Kim Liên...
... rồi được rước ra khu vực đúc trống
Ông Nguyễn Xuân Đường - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng nghệ nhân Thiều Quang Tùng châm lửa đốt lò
Ông Nguyễn Xuân Đường bỏ số vàng bạc quyên góp được sáng 19/5 vào cùng với số đồng đã được nấu thành phẩm
Đồng nung chảy được đổ vào khuôn
Sau gần 1 giờ đồng hồ chờ đợi, các nghệ nhân bắt đầu dỡ khuôn
Thành phẩm
Hàng trăm người chen lấn vào xem chiếc trống thành phẩm.
Nghệ nhân Thiều Quang Tùng cho biết, chiếc trống đồng này sẽ được đưa về Thanh Hóa để hoàn chỉnh khâu cuối cùng và ngày 25/5 tới sẽ được chuyển lại vào Khu di tích Kim Liên.
Nguyễn Duy