1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Chủ đầu tư Khu đô thị Dệt may trả lời nhà báo Trần Đăng Tuấn

(Dân trí) - Công ty Cổ phần phát triển đô thị Dệt may Nam Định cho biết, đơn vị sẽ có những đề xuất chính thức lên các cấp xin chấp thuận triển khai kiến nghị của nhà báo Trần Đăng Tuấn về việc giữ lại một phần Xưởng dệt khi phá dỡ nhà máy để di dời ra khu công nghiệp tập trung.

Đại diện chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị trên diện tích đất 30 ha của Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định vừa có văn bản phản hồi kiến nghị của nhà báo Trần Đăng Tuấn liên quan đến việc phá dỡ Nhà máy Dệt cũ trong trung tâm thành phố Nam Định.

Được sự uỷ quyền của Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần phát triển đô thị Dệt may gửi lời cảm ơn và trân trọng đối với sự quan tâm của công chúng và ý kiến đề xuất của nhà báo Trần Đăng Tuấn cho Dự án Khu đô thị Dệt may Nam Định.


Nhà báo Trần Đăng Tuấn đề xuất giữ lại nguyên vẹn một số diện tích nhà xưởng Nhà máy Dệt hiện tại để lưu giữ lại những bối cảnh lịch sử.

Nhà báo Trần Đăng Tuấn đề xuất giữ lại nguyên vẹn một số diện tích nhà xưởng Nhà máy Dệt hiện tại để lưu giữ lại những bối cảnh lịch sử.

Để góp phần làm rõ thêm vấn đề đang được đông đảo bạn đọc và các nhà chuyên môn quan tâm cũng như sớm có những nghiên cứu thấu đáo, toàn diện để cụ thể hoá ý tưởng giữ lại nguyên vẹn một phần xưởng máy, phía chủ đầu tư dẫn thêm nhiều thông tin về dự án.

Nhà máy Liên hiệp Dệt Nam Định - nay là Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Nam Định được hình thành từ những năm 1900, là cái nôi của ngành Dệt may Việt Nam và cũng là một phần lịch sử của thành phố Nam Định. Do nhà máy hoạt động nhiều năm, đã xuống cấp, với đặc thù sản xuất sợi, dệt, nhuộm gây ô nhiễm công nghiệp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khoẻ người dân, nên đến năm 2003, Tcty đã bị Chính phủ xếp vào danh mục cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng theo Quyết định 64, buộc phải di dời ra Khu công nghiệp Hoà Xá, hoặc ngừng sản xuất.

Để có nguồn vốn thực hiện di dời và nâng cấp, Chính phủ đã cho phép chuyển đổi khu đất cũ thành đất ở đô thị và thương mại dịch vụ mà không sử dụng ngân sách Nhà nước.

Việc đầu tư dự án khu đô thị, theo đó, được Tổng Giám đốc Nguyễn Hải Hà khẳng định, thực hiện hoàn toàn bởi nội lực từ các doanh nghiệp dệt may, nhằm tạo đủ vốn để thực hiện di dời, xoá bỏ ô nhiễm và chỉnh trang đô thị. “Hoàn toàn không tồn tại ở đây khái niệm phá bỏ Nhà máy Dệt Nam Định” – công văn trả lời của chủ đầu tư nhấn mạnh.


Những chiếc máy dệt tuổi đời hơn 100 năm.

Những chiếc máy dệt tuổi đời hơn 100 năm.


... và guồng máy trong xưởng sợi đã thành biểu tượng của ngành công nghiệp, được thể hiện trên mặt trái tờ tiền 2000 đồng, được lưu giữ trong Bảo tàng Dệt may hiện nay.

... và guồng máy trong xưởng sợi đã thành biểu tượng của ngành công nghiệp, được thể hiện trên mặt trái tờ tiền 2000 đồng, được lưu giữ trong Bảo tàng Dệt may hiện nay.

Ông Hà cho biết thêm, năm 2012, Khu nhà truyền thống nơi Bác Hồ 3 lần về thăm đã được đầu tư bước đầu hơn 50 tỷ đồng nâng cấp thành Bảo tàng Dệt may với khuôn viên 2 ha, lưu giữ những máy móc thiết bị cũ, hình ảnh lao động - chiến đấu và những tình cảm của các vị lãnh đạo, nhân dân và bạn bè quốc tế đối với nhà máy.

Khuôn viên Cây Bàng, Sân vận động Kotonkin được đầu tư, cải tạo nâng cấp. Các nhà biệt thự cũ được tôn tạo lại, Cột cờ Thành Nam, Chùa Vọng Cung cũng được dành sự quan tâm kết nối xứng đáng.

Cụ thể về ý kiến đề nghị giữ lại một phần xưởng dệt của nhà báo Trần Đăng Tuấn (một người con Nam Định, sinh ra và trưởng thành bên cạnh nhà máy), ông Nguyễn Hải Hà khẳng định sẽ rà soát hiện trạng nhà máy, quy hoạch được duyệt của dự án để tìm một diện tích đất công cộng có các yếu tố có thể hiện thực hoá ý tưởng của ông Tuấn.

“Chúng tôi sẽ có những đề xuất chính thức lên các cấp có thẩm quyền chấp thuận triển khai các bước” – ông Hà hứa.

Ông Hà cũng mong nhận được thêm những đóng góp, ý tưởng của nhà báo Trần Đăng Tuấn và bạn đọc để sớm cụ thể hoá ý tưởng vào thực tế.

P.T

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm