1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

An Giang:

Cây cổ thụ 300 năm tuổi “trơ mình” chờ bảo vệ !

(Dân trí) - Cuối tháng 11, Chi cục kiểm lâm An Giang cho biết: Ở thị trấn Long Bình, huyện An Phú hiện đang tồn tại một cây Sộp có độ tuổi 300 năm. Tuy nhiên, cây Sộp này đang có dấu hiệu xuống sức, nhưng vẫn chưa được cơ quan chức năng chăm sóc, bảo vệ.

Theo các tài liệu nghiên cứu, cây đủ chuẩn trở thành Cây Di sản Thiên nhiên và đạt danh mục Kỷ lục Việt Nam vì hiện trạng cây khỏe mạnh với đặc điểm và hình thái cây đứng một thân và hai rễ phụ, chiều cao 30m, chu vi cách mặt đất 1,3m được đo là 20,10m.


Cây sộp có một thân và hai rễ phụ, chiều cao 30m, chu vi cách mặt đất 1,3m được đo là 20,10m.

Cây sộp có một thân và hai rễ phụ, chiều cao 30m, chu vi cách mặt đất 1,3m được đo là 20,10m.

Cho đến nay, người dân sống ở vùng biên giới An Phú vẫn mập mờ về tên tuổi của loại cây cổ thụ tồn tại ở đây hàng trăm năm qua, các cụ cao niên kể rằng trước kia dân làng hay gọi là Sung reo, có người gọi là cây Da. Cây có trước khi con người định cư lập nghiệp tại vùng đất, trải qua bao đời, hiện nay ông Nguyễn Văn Cạn cư ngụ tại tổ 22 ấp Tân Thạnh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú là người thừa kế và sở hữu như là tài sản chung của dòng tộc.


Hiện cây có dấu hiệu xuống sức

Hiện cây có dấu hiệu xuống sức

Vì sao cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi mà không được bảo quản, chưa chính thức được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam? UBND thị trấn Long Bình giải thích, Chính quyền địa phương và Nhà nước cấp trên đã trực tiếp trao đổi với chủ sở hữu về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc bảo quản, giữ gìn cây cổ thụ và đặt quyền lợi để người hiến cây khai thác dịch vụ du lịch.


Người dân rất mong muốn đưa cây vào Cây di sản Việt Nam để được chăm sóc bảo vệ tốt hơn

Người dân rất mong muốn đưa cây vào Cây di sản Việt Nam để được chăm sóc bảo vệ tốt hơn

Khi được công nhận Cây di sản Việt Nam thì mọi người đều có trách nhiệm giữ gìn theo quy định của pháp luật nhằm bảo tồn và sự phát triển lâu dài của loại cây quý lâu năm. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi sự chấp thuận từ phía người dân thì hiện cây cổ thụ này chưa được rào chắn hay tôn tạo, do bị bỏ hoang nên hiện cây cũng có dấu hiệu già cỏi, hư hỏng và xuất hiện tổ mối.

Bảo Phong

 

Cây cổ thụ 300 năm tuổi “trơ mình” chờ bảo vệ ! - 4