1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Cải tạo kênh rạch ô nhiễm ở TPHCM

Câu chuyện về cánh máy bay Mỹ được phát hiện trên biển Nghệ An

(Dân trí) - Theo những thông số kỹ thuật còn sót lại có thể thấy đây là cánh của một chiếc máy bay hiện đại của Mỹ được sử dụng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Có khả năng rất cao đây là chiếc LTVA-7 Corsair II.

Cánh may bay được phát hiện ở vùng biển Quỳnh Lưu.
Cánh may bay được phát hiện ở vùng biển Quỳnh Lưu.

Như Dân trí đã đưa tin, một cánh máy bay mới được anh Trịnh Đức Dũng (SN 1981, trú tại phường Nghi Thuỷ, thị xã Cửa Lò, Nghệ An) tìm thấy tại biển Quỳnh Lưu (thuộc Quân khu 4) trong quá trình đánh bắt hải sản. Đây có khả năng là cánh của một chiếc máy bay chiến đấu của Mỹ.

Theo nhận định của những nhà chuyên môn, đây là cánh máy bay có kết cấu liền. Hai bên cánh có kết cấu cánh cụp, phù hợp với loại máy bay hoạt động trên tàu. Dựa vào các chi tiết: dòng chữ cảnh báo bằng tiếng Anh, chất liệu hợp kim nhôm bền nhẹ, thông số kỹ thuật còn sót lại… có thể thấy đây là cánh của một chiếc máy bay hiện đại của Mỹ được sử dụng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Có khả năng rất cao đây là chiếc LTVA-7 Corsair II.

Những thông số này có thể đây là chiếc máy bay chiến đấu
Những thông số này có thể đây là chiếc máy bay chiến đấu LTVA-7 Corsair II.

Một cựu phi công của lực lượng Phòng không - Không quân Việt Nam cho biết: “Khi máy bay Mỹ bị thương, tâm lý của các phi công Mỹ là luôn bay hướng ra biển để được Hạm đội 7 - lúc đó đang chiếm đóng ở Vịnh Bắc bộ - ứng cứu. Trong trường hợp máy bay rơi, phi công nhảy dù xuống biển cũng có khả năng được Hải quân Mỹ cứu sống cao hơn trên đất liền, đây có thể là một chiếc máy bay như vậy”.

Anh Trịnh Đức Dũng cho biết: “Sau khi phát hiện ra cánh máy bay, chúng tôi đã phải chuyển về cảng Cửa Lò. Chuyến đi này đã thiệt hại rất nhiều, lưới đánh cá rách hoàn toàn, lại còn tốn kém xăng dầu và tiền cẩu nên tôi muốn đem bán để bù lại phần nào thiệt hại. Tuy nhiên, khi thấy cơ quan chức năng đến xem và ngỏ lời để lại làm hiện vật nên tôi không dám bán nữa”.

Sau gần nửa thế kỷ nằm dưới đáy biển sâu, bị nước biển ăn mòn, thực tế cánh máy bay này đã không còn mấy giá trị. Nhiều người vẫn cho rằng trong máy bay Mỹ có vàng, đó là sự thật, nhưng tỉ lệ vàng rất ít. Người Mỹ mạ vàng vào các linh kiện tiếp xúc với điện như ổ cắm, phích cắm… nhằm dẫn điện tốt và chống oxy hóa. Vì vậy, chiếc cánh máy bay này chỉ có giá trị lớn về mặt lịch sử.

Cánh máy may được đưa về cảng Cửa Lò.
Cánh máy may được đưa về cảng Cửa Lò.

Theo tình trạng khi được tìm thấy, cánh máy bay này đã rời khỏi thân, có khả năng khi máy bay đang hoạt động thì bị tác động bởi một lực rất mạnh, có thể là do tên lửa của quân đội ta bắn trúng. Trong trường hợp đó, phi công lái chiếc máy bay này có rất ít cơ may sống sót và có thể vẫn còn nằm đâu đó dưới đáy biển cùng với buồng lái.

Nhờ vào phát hiện của anh Dũng, rất có thể hài cốt người lính Mỹ này sẽ được tìm thấy. Nếu điều này thành hiện thực, đây sẽ lại là một trong muôn vàn câu chuyện kỳ diệu sau gần 40 năm chiến tranh kết thúc.


Ling - Temco-VoughtA-7 Corsair II là một kiểu máy bay cường kích hạng nhẹ cận âm, hoạt động trên tàu sân bay được đưa ra hoạt động trong Hải quân Hoa Kỳ để thay thế cho chiếc A-4 Skyhawk, thiết kế dựa trên kiểu máy bay tiêm kích siêu thanh F-8 Crusader khá thành công do Chance Vought sản xuất.

A-7 là một trong những máy bay chiến đấu đầu tiên được trang bị hệ thống hiện thị thông tin trước mặt (HUD), hệ thống dẫn đường quán tính (INS) kết hợp doppler, và một động cơ turbo quạt ép. Nó được Hải quân Mỹ đưa ra hoạt động đầu tiên trong Chiến tranh Việt Nam, rồi được Không quaan Hoa Kỳ dùng để thay thế những chiếc A-1 Skyraider đang mượn của Hải quân cũng như trong không lực Vệ binh quốc gia Hoa Kỳ. Chuyến bay đầu tiên của A-7 vào ngày 26/9/1965.

A-7 được giới thiệu vào tháng 2/1967

A-7 được giới thiệu vào tháng 2/1967

Chiều dài: 14,06 m (46ft 2 in)
 
Sải cánh: 11,81 m (38ft 9 in)

Chiều cao: 4,90 m (16ft 1 in)

Diện tích bề mặt cánh: 34,8 m² (375ft²)
 
Kiểu cánh: NACA 65A007 root and tip.

(Theo internet)

 
 
Thúy Hằng - Lany Nguyễn