PhotoStory

Cao tốc trục dọc - ngang miền Tây tăng tốc tiến độ khi cát dần được gỡ khó

Thực hiện: Bảo Kỳ

(Dân trí) - Nguồn cát đang được phân bổ đều đặn giúp chủ đầu tư, nhà thầu thi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (trục dọc) và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (trục ngang) phấn khởi tăng tốc để bù đắp tiến độ.

Cao tốc trục dọc - ngang miền Tây tăng tốc tiến độ khi cát dần được gỡ khó - 1

Sau 14 tháng thi công, cuối tháng 6/2024, cầu Ngã Ba Tàu nối huyện Long Mỹ (Hậu Giang) và huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) thuộc dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (trục dọc) đã hợp long. Đây là hạng mục nằm trong phân đoạn Hậu Giang - Cà Mau do nhà thầu Trung Nam E&C thi công.

Cao tốc trục dọc - ngang miền Tây "đua" tiến độ khi cát dần được gỡ khó (Video: Bảo Kỳ).

Cao tốc trục dọc - ngang miền Tây tăng tốc tiến độ khi cát dần được gỡ khó - 2

Cầu Ngã Ba Tàu có chiều dài 541m, rộng 17,5m gồm 14 nhịp. Đây là một trong những cây cầu lớn của tuyến cao tốc và được triển khai đúng tiến độ.

Cao tốc trục dọc - ngang miền Tây tăng tốc tiến độ khi cát dần được gỡ khó - 3

Hiện tại nhân công đang hoàn thiện những công đoạn cuối như đúc lan can bờ bo, dải phân cách giữa...

Cao tốc trục dọc - ngang miền Tây tăng tốc tiến độ khi cát dần được gỡ khó - 4

Trong khi đó, về phần đường, một số nhà thầu thi công cao tốc trục dọc cho biết nguồn cát đắp của họ đang được phân bố khá tốt, lượng cát về công trình đều đặn mỗi ngày.

Ông Hoàng Công Cường, Phó giám đốc Ban điều hành Trung Nam E&C cho biết, nhà thầu chịu trách nhiệm thi công 10km cầu và đường, trong đó phần đường đạt tiến độ 40% so với giá trị hợp đồng. Tính đến hiện tại, lượng cát đơn vị nhập về khoảng 550.000m3/1,1 triệu m3, cát được lấy từ 3 mỏ ở Đồng Tháp và Vĩnh Long.

Cao tốc trục dọc - ngang miền Tây tăng tốc tiến độ khi cát dần được gỡ khó - 5

Các sà lan chở cát khai thác ở mỏ cát sau đó tập kết tại khu vực sông Ngã Ba Tàu để thi công đường. Mỗi ngày có 2.000-2.500m3 cát được đem về để phục vụ dự án.

Cao tốc trục dọc - ngang miền Tây tăng tốc tiến độ khi cát dần được gỡ khó - 6

Phần cát sau khi đắp xong sẽ được cắm bấc thấm, xử lý nền đất yếu.

Cao tốc trục dọc - ngang miền Tây tăng tốc tiến độ khi cát dần được gỡ khó - 7

Theo ông Cường, thời gian gần đây, lượng cát nhập về đều đặn nên nhà thầu rất phấn khởi. Trên công trường có trên 300 người thi công 3 ca/ngày để bù đắp tiến độ do 6 tháng trước đó bị đứt quãng nguồn cát.

Cao tốc trục dọc - ngang miền Tây tăng tốc tiến độ khi cát dần được gỡ khó - 8

Tại cao tốc trục ngang Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đoạn Dự án thành phần 2 do TP Cần Thơ làm chủ đầu tư, các nhà thầu đang tăng tốc đào khuôn đường, hoàn thành đường công vụ, triển khai hạng mục cầu... để đưa dự án sớm về đích theo tiến độ.

Cao tốc trục dọc - ngang miền Tây tăng tốc tiến độ khi cát dần được gỡ khó - 9

Theo báo cáo của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Cần Thơ (Chủ đầu tư), tuyến cao tốc trục ngang đi qua địa phương 37km, tính đến gần cuối tháng 6/2024, tổng giá trị 4 gói thầu xây lắp 11-12-13-14 của tuyến đạt hơn 3,8%. Tiến độ dự án còn ít do đến giữa tháng 4 vừa rồi, Cần Thơ mới được bàn giao mỏ cát của tỉnh An Giang (tức 10 tháng từ thời điểm khởi công).

Cao tốc trục dọc - ngang miền Tây tăng tốc tiến độ khi cát dần được gỡ khó - 10

Ông Trần Văn Hành, cán bộ phụ trách gói thầu 14 thuộc Công ty Xây dựng và Dịch vụ thương mại 68 cho biết, đơn vị chịu trách nhiệm thi công 2,7km đường và 3 cây cầu. Trong đó, khối lượng cát đem về ưu tiên triển khai đường công vụ nhưng lượng cát đắp nền và xử lý nền đất yếu vẫn còn thiếu.

"Do mỏ mới được cấp và nhiều đơn vị thi công nên khối lượng cát còn ít so với nhu cầu. Theo kế hoạch mỗi tháng cần ít nhất 20.000m3 để triển khai gói thầu", ông Hành trao đổi với phóng viên Dân trí.

Cao tốc trục dọc - ngang miền Tây tăng tốc tiến độ khi cát dần được gỡ khó - 11

Hiện cao tốc trục ngang đoạn qua Cần Thơ đang sử dụng mỏ cát ở xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới (An Giang). Tính đến nay, lũy kế khối lượng cát tiếp nhận hơn 447.000m3.

Tổng khối lượng được phép khai thác từ mỏ Bình Phước Xuân trong thời gian 1 năm 8 tháng 23 ngày khoảng 3,3 triệu m3. Trong đó, năm đầu tiên khai thác gần 1,9 triệu m3 và năm thứ hai (8 tháng 23 ngày) là gần 1,4 triệu m3. Công suất 5.000m3/ngày.

Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 có tổng chiều dài 188,2km đi qua 4 tỉnh thành An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng. Điểm đầu kết nối quốc lộ 91 thuộc thành phố Châu Đốc (An Giang) và điểm cuối giao với quốc lộ Nam Sông Hậu, kết nối đường dẫn cảng Trần Đề (Sóc Trăng), với tổng mức đầu tư 44.691 tỷ đồng. Dự kiến, toàn tuyến hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2027.

Trong đó, dự án thành phần 2 (Cần Thơ) dài hơn 37km, tổng vốn 9.845 tỷ đồng. Nhu cầu thi công của dự án cần 7 triệu m3 cát, mỏ cát ở An Giang cung cấp khoảng 2,4 triệu m3, còn thiếu 4,6 triệu m3. Số lượng vẫn đang được chủ đầu tư tìm kiếm ở các địa phương như Sóc Trăng, Tiền Giang.

```