Cảnh sát biển chính thức nhận máy bay tuần thám vào 2012
(Dân trí) - Trao đổi với Phóng viên Dân trí ngày 6/8, Thiếu tướng - Chính ủy Cục Cảnh sát biển Việt Nam Bùi Sĩ Trinh cho biết, chiếc máy bay đầu tiên được cảnh sát biển nghiệm thu hợp đồng sẽ bay sang Thụy Điển lắp thiết bị tuần thám và năm 2012 mới về Việt Nam.
Sẽ có nhiều máy bay và tàu lớn
Gần đây có thông tin Cảnh sát biển Việt Nam đã tiếp nhận máy bay tuần thám đầu tiên từ phía Tây Ban Nha. Bao giờ thì máy bay chính thức về Việt Nam, thưa ông?
Thiếu tướng - Chính ủy Cục Cảnh sát biển Việt Nam Bùi Sĩ Trinh
Khi về Việt Nam, máy bay sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì, thưa ông?
Tùy theo công tác chuẩn bị và kế hoạch hoạt động nhưng nói chung tầm hoạt động của máy bay rộng, bán kính lên đến hàng nghìn ki-lô-mét; thời gian bay khoảng 8 - 9 tiếng. Những thông số cụ thể sau này về nước mới ra con số thực tế. Những tính năng như vậy sẽ đủ sức hoạt động trên vùng biển rộng lớn của Việt Nam.
Nhiệm vụ chính là thực hiện tuần tra, kiểm soát, quản lý an ninh trật tự và an toàn trên các vùng biển Việt Nam. Có máy bay chúng tôi sẽ phản ứng nhanh hơn với các tình huống. Thiết bị hiện đại của máy bay giúp chúng tôi quan sát nhanh, chính xác hơn.
Thời gian tới Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được trang bị bao nhiêu máy bay để tuần tra, kiểm soát vùng biển?
Tùy theo khả năng kinh tế của đất nước. Nhưng trước mắt chúng tôi cũng được chính phủ đầu tư mua 3 máy bay mới.
Ngoài việc mua máy bay, kế hoạch hiện đại hóa trang thiết bị của lực lược Cảnh sát biển được thực hiện thế nào thưa ông?
Thực tế, ngư dân Việt Nam vẫn bị tàu nước ngoài đe dọa tính mạng và tài sản khi đánh bắt trên vùng biển chủ quyền. Có thiết bị hiện đại Cảnh sát biển Việt Nam sẽ sử dụng thế nào để bảo vệ họ?
Năm 2012, máy bay sẽ về Việt Nam
Nhiệm vụ quan trọng nhất của việc mua máy bay là tăng cường khả năng kiểm soát vùng biển. Nếu như trong quá trình tuần tra, kiểm soát trên biển hoặc đang trực neo đậu ở khu vực tàu ngư dân gặp nạn nhận được tin chắc chắn Cảnh sát biển sẽ có mặt để giải quyết. Tinh thần của chúng tôi, cứu dân là mệnh lệnh trái tim, là nhiệm vụ của mình.
Nhiều người cho rằng ngư dân nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam thì chúng ta xử lý quá nhẹ. Trong khi đó, ngư dân Việt Nam luôn bị nước ngoài xử rất nặng khi có hành vi tương tự. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Vừa qua nước ngoài quản lý theo chính sách mới của họ rất khắt khe, phải nói là nếu so với ta thì quá nặng. Thậm chí trong chính sách của họ còn có việc xử tù thuyền trưởng, một số nước còn đốt, đánh chìm tàu.
Đối với tàu nước ngoài chúng tôi chủ yếu dùng biện pháp xua đuổi và giải thích rõ việc họ đánh cá là xâm phạm vùng biển của Việt Nam. Nếu vi phạm sẽ quay phim, chụp ảnh, lập biên bản rồi phóng thích để sau này có tài liệu, quá trình làm ngoại giao sẽ phản ánh. Những việc mình làm có căn cứ, từng bước chứ mình không làm quá nặng như một số nước.
Tuy nhiên, những trường hợp vi phạm nghiêm trọng vẫn phải xử lý. Nếu tàu nước ngoài đánh bắt hải sản hoặc đi vào trong vùng biển của Việt Nam như vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp, vùng lãnh hải và bên trong đường cơ sở nội thủy thì chúng tôi nhắc nhở xua đuổi.
Trường hợp không nghe mà vi phạm nghiêm trọng chúng tôi sẽ lập biên bản bắt giữ, đưa về cảng của Cảnh sát biển xác minh rõ các yếu tố vi phạm và xử phạt hành chính. Từng có trường hợp 1 tàu cá Trung Quốc chúng tôi xử phạt đến 500 triệu đồng. Đối tượng cũng nhận thức cái sai, chưa có trường hợp nào chống đối.
Thực tế trong thời gian qua, một số tàu lớn của Trung Quốc xuất hiện trên vùng biển của Việt Nam. Đã bao giờ Cảnh sát biển phải đối mặt với họ chưa, phản ứng như thế nào với những trường hợp này?
Nếu họ vào vùng biển Việt Nam chúng tôi sẽ xua đuổi ngay. Và thực tế chúng tôi đã xua đuổi một số tàu lớn của nước ngoài, như Tàu Ngư chính Trung Quốc. Kể cả tàu Hải Giám Trung Quốc nếu họ vào vùng biển của Việt Nam thì trách nhiệm chúng tôi vẫn xua đuổi.
Quang Phong