1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Cần kiểm soát, tránh phát triển đô thị dàn trải

(Dân trí) - Ngày 26/12, Ban Chỉ đạo chương trình phát triển đô thị Quốc gia và Bộ Xây dựng đã tổ chức hội nghị Triển khai thực hiện Chương trình Phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện Việt Nam có khoảng 770 đô thị, với tỷ lệ đô thị hóa đạt hơn 33%, có nghĩa là khoảng 30 triệu người dân Việt Nam đã và đang sống tại khu vực đô thị.
 
Khoảng 30 triệu người dân Việt Nam đã và đang sống tại khu vực đô thị.
Khoảng 30 triệu người dân Việt Nam đã và đang sống tại khu vực đô thị.
 
Số lượng đô thị nhiều nhưng thực tế hơn 50% dân số đô thị lại tập trung chủ yếu ở 16 thành phố lớn là các đô thị loại đặc biệt và loại I. Những áp lực do quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu và các vấn đề khác cần kiểm soát và điều tiết trong quá trình phát triển đều tập trung ở các thành phố này, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Về vấn đề đầu tư phát triển đô thị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Trưởng ban chỉ đạo Chương trình phát triển đô thị quốc gia Nguyễn Thanh Nghị đánh giá: “Phát triển nhà ở đô thị, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường đô thị hiện vẫn luôn là những hạng mục yêu tiên thường xuyên, và đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn, cần có kế hoạch trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải một cách kém hiệu quả. Quản lý sử dụng đất đô thị một cách tiết kiệm, hiệu quả cũng đang là một nhiệm vụ rất khó khăn trong giai đoạn phát triển thiếu kiểm soát vừa qua”.

Đây là quan điểm nhận được sự đồng tình của các chuyên gia, nhà quản lý, tham gia hội thảo. Nhiều ý kiến đã nhìn nhận việc sử dụng đất thiếu hiệu quả, không phù hợp với nguồn lực đầu tư, đầu tư dàn trải đã dẫn đến hệ lụy là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn của thị trường bất động sản.

Mục tiêu của Chương trình là đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 45%, hệ thống đô thị gồm có 2 đô thị đặc biệt, 312 đô thị từ loại I đến loại IV và trên 620 đô thị loại V; chất lượng đô thị dần từng bước theo tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.

Đây là một nhiệm vụ vô cùng nặng nề và sẽ không thể hoàn tốt nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là các chính quyền đô thị.

Lan Hương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm