1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Nghệ An:

Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ

(Dân trí) - Nước ngập kéo sập nhà, ngập trụ sở UBND xã. Cơn mưa lớn kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ đã làm tan hoang Yên Tĩnh.

Vượt qua hơn 250km, chiều 25/6,  Dân trí có mặt tại bản Pa Tý, Cạp Chạng, Cánh Tráp, bản Hạt... xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương, Nghệ An. 
 
Đâu đâu cũng thấy cảnh ngổn ngang. Nhà cửa, trụ sở UBND xã, các cửa hàng xăng dầu, cầu cống... đều theo con nước ra biển lớn.
 
Pa Tý bây giờ còn lại là những ngôi nhà trống huơ, trống hoác, bùn ngập từ 1-2m, gần 60 ngôi nhà trong bản chốc lát trôi theo sông.
 
Ông Vi Văn Dậu - Trưởng bản Pa Tý bảo: “Ơ, mới mưa to sáng nay thôi (sáng 25/6) trong chốc lát nước từ thượng nguồn về nhanh quá bà con chạy không kịp. May mà không có chết người đó chú ơi. Hồi năm 2009, lũ về trong đêm đã cướp đi 5 mạng người của bản. Năm nay may mà lũ về ban ngày, không thì cũng chết nhiều người lắm”.
 
"Nước lên trên 4m, kéo sập trường cấp 1 và 2. Trường cấp 2, mẫu giáo đều bị lũ cuốn sạch trơn. Nhà dân cũng sập gần 10 cái. Đồ đạc trong nhà, lúa, gạo cũng không còn, trâu bò cũng mất sạch, khốn khổ lắm... ", ông Vi Vũ Quang - chủ tịch UBND xã Yên Tĩnh cho biết.
 
Dân trí xin chuyển đến bạn đọc những hình ảnh tại bản Hạt, nơi lũ vừa đi qua:
 
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 1
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 2
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 3
 
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 4
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 5
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 6
 
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 7
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 8
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 9
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 10
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 11
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 12
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 13
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 14
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 15
 
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 16
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 17
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 18
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 19
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 20
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 21
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 22
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 23
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 24
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 25
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 26
Cận cảnh Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ  - 27
Yên Tĩnh tan hoang sau cơn lũ bất ngờ xuất hiện vào sáng ngày 25/6.
 
Đến cuối giờ chiều 25/6, ông Bùi Trầm - Chủ tịch UBND huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết hiện trên địa bàn đã có 22 xã bị cô lập khi nước lũ tràn về.
 
Theo ông Trầm, thì hầu hết các xã bị cô lập nằm dọc sông Nậm Mộ. Nguyên nhân là mấy ngày qua do ảnh hưởng của cơn bão số 2 gây mưa lớn, lũ đột ngột tràn về. Hiện đã có hơn 20 ngôi nhà bị cuốn trôi và hàng trăm ngôi nhà bị chìm trong nước. Ngay cả thị trấn Mường Xén cũng bị cô lập. 
 
Hiện tại, nước lũ đã ngập 1-2 m trên tuyến quốc lộ 7 - tuyến huyết mạch duy nhất nối Kỳ Sơn với các huyện khác. Các phương tiện giao thông qua địa bàn huyện này bị ách tắc. Đặc biệt nhiều cầu treo bị cuốn trôi cùng với nhà của dân. “Hiện chúng tôi đã di dời một số hộ dân ra khỏi vùng an toàn. Rất may là còn có điện thoại để liên lạc mà xử lý chứ không thì rất khó khăn”, ông Bùi Trầm cho biết.
 
Do ảnh hưởng của bão số 2 và hoàn lưu bão số 2 trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 100 đến 250mm tập trung chủ yếu ở vùng Tây Bắc, cụ thể tổng hợp lượng mưa từ ngày 23 đến 7 giờ sáng ngày 25/6: Quế Phong 252mm, Quỳ Châu 300mm, Quỳ Hợp 324mm, Tây Hiếu 339mm, Nghĩa Khánh 250mm, Mường Xén 136mm, Khe Bố 143mm, Con Cuông 193mm, Đô Lương 117mm, Quỳnh Lưu 232mm, Nam Đàn 71mm.
 
Hiện nước ở các sông, suối thượng nguồn Sông Hiếu, sông Dinh và sông Cả đang ở mức cao. Mực nước ở trạm thủy văn Mường Xén lúc 13 giờ ngày 25/6 là 142,69m; cao hơn mực nước lịch sử là 0,54m, mực nước tại trạm thủy văn Quỳ Châu là 77,44m thấp thua mực nước lịch sử là 2,75m. Dự kiến 24 giờ tới mực nước thượng nguồn sông Cả tại Mường Xén có khả năng đạt đỉnh 145 đến 145,5m vượt lũ lịch sử 3,35m (Hmax lịch sử 142,15m, năm 2005). Mực nước trên sông Hiếu tại Quỳ Châu có khả năng xấp xỷ mực nước lịch sử năm 2007 là 80,19m; Mực nước sông Cả tại Nam Đàn có khả năng trên báo động I (5,5 đến 6,0m).
 
Đến chiều ngày 25/6, Nghệ An có 1 người chết đuối là em Hoàng Văn Tiến, 13 tuổi, Bản kẻ Ngang, xã Châu Bính, huyện Quỳ Châu. Và 2 người mất tích là ông Nguyễn Văn Quế, 51 tuổi, tàu NA0898TS, xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc bị sóng đánh chìm trên biển; chị Lô Thị Thanh 40 tuổi, xóm Yên Minh, xã Châu Thái, huyện Quỳ Hợp lũ cuốn trôi; 2 người bị thương ở huyện Nghĩa Đàn và Quỳ Châu.
 
 37 nhà bị sập, 1.048 nhà bị ngập, 10 nhà có nguy cơ bị trôi,  195 nhà bị tốc mái, 54 nhà phải di dời, 9 nhà bị sạt lở, 31 phòng học bị trôi và đổ, sập, hư hỏng.
 
Về giao thông tại km33+350 (xã Yên Hòa, Tương Dương): đứt đường dài 10m, tắc giao thông; km40+100 đầu cầu Xốp Chạng (xã Yên Hòa): đứt đường dài hơn 10m, tắc giao thông.
 
Riêng quốc lộ 7 tại km170 - km203 (Khe Kiền - Mường Xén): nước ngập khoảng 1m-1,5, ách tắc giao thông. Trên tuyến có sạt lở ta luy dương một số vị trí.
 
Tại huyện Kỳ Sơn nước lũ lên bất ngờ làm ngập thị trấn từ 1,2 - 1,5m; trôi hoàn toàn Cầu treo Bản Phẩy, khe Tạng, xã Chiêu Lưu; trôi 15 nhà khu vực thị trấn, xã Mỹ Lý 5 nhà.
 
Cộng với thiệt hại về mùa màng, nông nghiệp, đến nay tổng ước tính thiệt hại ban đầu là: 210,669 tỷ đồng.
 
Nguyễn Duy