1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An:

Cán bộ xã lén lút “thay mặt” dân bán hàng chục ha rừng!

(Dân trí) - Lợi dụng sự tín nhiệm cũng như trình độ dân trí còn hạn chế của người dân, cán bộ xã Diễn Lợi (Diễn Châu, Nghệ An) đã ngang nhiên giả mạo chữ ký của hàng chục hộ dân, “thay mặt” họ bán hàng chục ha rừng!

Mặc dù trên thực tế không trồng một cây nào nh
Ông Lê Trung Thiệp bỗng dưng được người ta “ký thay” và “ban tặng” 3,1 ha rừng thông đã đến tuổi khai thác.

Cán bộ xã “giam” lâm bạ của dân

Cũng như hàng chục hộ dân khác đang kêu cứu lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền về hành vi lừa đảo, giả mạo chữ ký của cán bộ xã Diễn Lợi, chiếm đoạt hàng trăm ha rừng thông của người dân bán cho doanh nghiệp khai thác để thu lợi, ông Thái Bá Quảng, một hộ trồng rừng ở xóm 9, xã Diễn Lợi, bức xúc cho biết, thực hiện chủ trương trồng mới 5 triệu ha rừng phủ xanh đất trống đồi trọc của Chính phủ, năm 1997, ông cùng hơn 50 hộ dân nghèo xã Diễn Lợi, được UBND huyện Diễn Châu ký hợp đồng giao khoán trông coi hơn 640ha rừng thông trên địa bàn trong thời hạn 50 năm.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai trồng, khoanh nuôi và bảo vệ trên diện tích rừng được giao, với mong muốn được tiếp cận với những ưu đãi hỗ trợ của Chính phủ về vốn dành cho các hộ trồng rừng, năm 2009 ông cùng các hộ dân nghèo trên địa bàn đã “liều mình” đến ngân hàng Nông nghiệp huyện để vay vốn theo chương trình hỗ trợ vốn ODA của Chính phủ cho những hộ trồng rừng.

Mặc dù trên thực tế không trồng một cây nào nh
Sổ lâm bạ của gia đình ông Quảng được huyện Diễn Châu cấp từ năm 1997 nhưng đến ngày 1/7/2011 xã mới trả

Ngân hàng Nông nghiệp yêu cầu các hộ trồng rừng trình sổ lâm bạ để chứng minh diện tích rừng mình trực tiếp trồng, khoanh nuôi và bảo vệ. Người dân về xã hỏi sổ lâm bạ thì được ông chủ tịch xã lúc bấy giờ là ông Hoàng Xuân Hồng trả lời “sổ lâm bạ chưa được cấp nên chưa có để phát cho dân”.

Thắc mắc tại sao dân đã nhận đất trồng rừng hơn 10 năm nay mà vẫn chưa được cấp sổ lâm bạ, dân đến Hạt Kiểm lâm huyện Diễn Châu hỏi thông tin về sổ lâm bạ thì lại được biết sổ lâm bạ đã được huyện cấp từ rất lâu rồi.

Nếu câu trả lời của Hạt Kiểm lâm huyện Diễn Châu là đúng, thì sổ lâm bạ của 50 hộ dân đang ở đâu? Nếu không có sổ lâm bạ, người dân không thể tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, hàng trăm ha rừng thông của họ sẽ kiệt kinh phí chăm sóc, và giấc mơ “có thể nuôi rừng, sống dựa vào rừng, làm giàu từ rừng” sẽ khó thực hiện.

Mặc dù trên thực tế không trồng một cây nào nh
Cầm cuốn sổ lâm bạ của mình, ông Thái Bá Quảng bức xúc trình bày sự việc cán bộ địa phương đã giam sổ lâm bạ của gia đình nhiều năm.

Quá bức xúc, các hộ dân làm đơn kêu cứu gửi lên các cơ quan có thẩm quyền. Ngày 1/7/2011, chính quyền xã Diễn Lợi mới có “giấy mời” các hộ trồng rừng lên nhận sổ lâm bạ. Nhận sổ rồi dân mới ngớ người khi biết sổ lâm bạ đã được cấp từ năm 1997.

Vậy trong suốt 14 năm, cán bộ xã đã “giam” sổ lâm bạ của người dân ở đâu? Vì mục đích gì?

"Thay mặt" dân bán rừng!

Chưa hết bức xúc với việc xã vô lý "giam" sổ lâm bạ của mình, hàng chục hộ dân lại bất bình trước việc UBND xã Diễn Lợi đã tự ý thay mặt chủ rừng ký và bán hàng trăm ha rừng của họ cho doanh nghiệp HTX TM&CB nông lâm Quỳnh Văn, Quỳnh Lưu khai thác tận thu nhựa thông. Hàng ngàn cây thông non chưa tới tuổi khai thác bị bức tử trong nỗi đau xót của người trồng rừng.

Từ đây dẫn đến một loạt các sai phạm khác trong quá trình quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn: Những hộ đang trực tiếp trồng rừng không được cấp sổ lâm bạ, những hộ trên thực tế không trồng bất kỳ một cái cây nào lại có tên trong diện tích rừng được khai thác, ký tên bán rừng... Tất cả những việc này dân đều không hay biết.

Ông Cao Xuân Ninh (xóm 10), là hộ đã nhận trồng khoanh nuôi 4,2 ha rừng keo và 7,4 ha rừng thông, bức xúc: “Diện tích đất trồng rừng của tôi có hơn 4,2ha keo và 7,4 ha rừng thông. Tuy nhiên, trong khi các hộ trồng rừng khác đều nhận sổ lâm bạ mà tôi vẫn không được cấp sổ. Trong lúc đó lưu trữ của tỉnh thì diện tích đất của tôi là có, nhưng khi tôi hỏi xã thì xã lại trả lời tôi là không có tên nên không được cấp…”.

Mặc dù trên thực tế không trồng một cây nào nh
 Ông Cao Xuân Ninh bức xúc trình bày sự việc với phóng viên.

Trong thời gian nhận trồng rừng 3 năm, ông Ninh được nhận hộ hơn 200 ngàn đồng/năm tiền công cho diện tích đất rừng mình trồng khoanh nuôi. Vậy tại sao cán bộ xã bảo ông không có tên trong danh sách?

Ông Lê Trung Thiệp ở xóm 10 không có bất kỳ một diện tích đất nào nhưng ông lại có tên và được người ta “ký cho” có 3,1 ha rừng thông đến tuổi khai thác. Trong khi đó, thực tế ông Thiệp không hề ký bất kỳ một giấy tờ nào liên quan, cũng không được hưởng bất kỳ một lợi ích nào. Tuy không thiệt hại gì về kinh tế nhưng ông Thiệp cũng vô cùng bức xúc trước những việc làm sai trái của cán bộ xã.

Trả lời về vấn đề trên, Thường trực Huyện ủy huyện Din Châu xác nhận sự việc cán bộ xã Diễn Lợi giả mạo chữ ký của người dân là có thật. Nếu sự việc đã được khẳng định là có, rất mong cơ quan ban ngành có hướng xử lý kịp thời, trả lại công bằng cho người dân.

Nguyễn Duy - Phong Tình