TPHCM:
Các phương án giao thông “bị phá sản hoàn toàn”
(Dân trí) - Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó Ban An toàn giao thông TPHCM đã nhận định như vậy tại buổi Tổng kết Khối vận tải công nghiệp đường bộ do Sở GTVT tổ chức ngày 7/1. Thống kê năm 2009 số vụ TNGT chỉ giảm có 3 vụ nhưng ùn tắc giao thông tăng đến 26 vụ.
Báo cáo của Sở GTVT: Năm 2009 giá nhiên liệu thay đổi nhiều lần, tình hình phân luồng giao thông và nhiều rào chắn trên đường đã ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ hành khách đi xe buýt, vừa tăng chi phí hoạt động.
Các doanh nghiệp vận tải chưa nhận được tiền trợ giá theo đơn giá mới, giá vé xe buýt cũng chưa được điều chỉnh. Bên cạnh đó, số lượng xe cá nhân tham gia lưu thông tiếp tục tăng, làm giảm vận tốc xe buýt, ảnh hưởng đến công tác phục vụ.
Thống kê hoạt động xe buýt năm 2009 chỉ đạt 937.000 lượt hành khách/ngày (71,13% sản lượng vận tải hành khách công cộng), tương đương với khối lượng vận chuyển năm 2008 và chỉ đạt 93,8% so với kế hoạch 365 triệu lượt hành khách trong năm 2009.
Số vụ tai nạn giao thông TPHCM năm 2009 là 1.152 vụ (giảm 3 vụ so với năm 2008) làm chết 940 người, thấp hơn 26 người so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên số người bị thương là 495, tăng 83 người. |
“Thiếu tiền thì làm sao nâng cao chất lượng dịch vụ” - ông Tài chốt lại.
Với hoạt động taxi, mặc dù năm 2009 đã vượt trên 9.500 xe nhưng việc tài xế taxi tại sân bay Tân Sơn Nhất từ chối chở khách đường gần, chèo kéo khách, ép trả giá cao… đang gây ảnh hưởng lớn đến hình ảnh ngành hàng không.
Riêng xe liên tỉnh và vận tải hàng hóa thì tình trạng đón trả khách tại các tụ điểm trái phép gia tăng. Nhiều trường hợp Ban Quản lý các bến xe phát hiện giấy phép lái xe không đúng quy định nhưng không có cơ sở xử lý, cũng chưa có giải pháp hữu hiệu đối với xe chở hàng quá trọng tải…
Trong buổi tổng kết, ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó Ban An toàn Giao thông TPHCM nêu rõ: Chỉ tiêu giảm số vụ tai nạn giao thông, số người bị thương trong năm 2009 không đạt, còn ùn tắc giao thông tăng 26 vụ Năm 2009 cũng là năm có thời gian ùn tắc kéo dài kỷ lục, đến 9 tiếng đồng hồ, khiến người dân phải ngao ngán.
“Như vậy xét về tổng quan, năm 2009 các phương án, chỉ tiêu nhằm giảm ùn tắc, tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố bị phá sản hoàn toàn” - Ông Tường nhận mạnh, vấn đề này làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khối vận tải công nghiệp trầm trọng.
Để giải quyết các vấn đề trên, ông Dương Hồng Thanh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho rằng: Tại cuộc họp với Bộ Tư pháp, TP Hà Nội và TPHCM, các bên đã thống nhất tại 2 thành phố có số lượng xe cộ rất lớn này sẽ có cơ chế riêng xử phạt tăng nặng đối với các hành vi gây mất an toàn giao thông so với những địa phương khác.
Hoài Lương