1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

Phú Yên:

Cả ngày lội biển mò rong giữa cái nắng 40 độ C

(Dân trí) - Dưới cái nắng gần 40 độ C, những người phụ nữ ngâm mình cả buổi dưới nước nhưng số tiền kiếm được chẳng là bao. Đó là mùa rong biển ở ghềnh Đá Đĩa (xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Theo những phụ nữ làm nghề vớt rong, rong biển thường rộ vào khoảng tháng tư đến tháng 6 âm lịch, sinh sôi ở những rạn đá ngầm và rạn san hô chạy dọc bãi biển. Vài năm gần đây, có thương lái thu mua rong để làm nước uống và xuất đi Trung Quốc nên người dân nơi đây rủ nhau ra biển lặn vớt rong kiếm thêm thu nhập.

Cả ngày lội biển mò rong giữa cái nắng 40 độ C
Dưới cái nắng như đổ lửa, những phụ nữ nơi đây lại bắt đầu mùa ngâm mình dưới nước nhiều giờ để vớt rong biển

Dưới cái nắng như đổ lửa, tay xách túi rong đầy lên bờ, môi tím tái vì ngâm cả buổi dưới nước, chị Mai Thị Hớt (53 tuổi) bắt đầu câu chuyện mưu sinh nghề vớt rong biển (rong mơ biển) phải chịu nhiều sương gió, mặn mòi biển khơi. Theo chị Hớt, trước đây người đàn ông vẫn thường đi thuyền ra xa để lặn vớt rong. Từ khi lực lượng Kiểm ngư nhắc nhở không được tận diệt rong, biển Phú Hạnh chỉ còn những người phụ nữ lợi dụng sóng biển đánh dạt rong ghềnh đá rồi đi vớt kiếm thêm thu nhập. 

“Mùa này trời thường nổi gió. Mình cứ canh lúc nào sóng cuốn rong mơ vào thì ra vớt, bất kể là buổi nào. Mỗi lần như vậy chúng tôi phải ngâm mình từ 3 – 4 giờ đồng hồ dưới biển vớt được khoảng 40kg rong tươi, phơi từ sáng tới xế chiều còn lại 10kg rong khô, bán với giá 5.000 đồng/kg. Trung bình mỗi ngày cũng chỉ kiếm được 100.000 đồng”, chị Hớt tâm sự.

Dò dẫm từng bước trên ghềnh
đá lởm chởm sắc nhọn, người vớt rong đối mặt với nhiều hiểm nguy
Dò dẫm từng bước trên ghềnh đá lởm chởm sắc nhọn, người vớt rong đối mặt với nhiều hiểm nguy

Nói là vớt nhưng công việc này rất vất vả. Để có được những túi rong đầy, những người phụ nữ phải làm việc quần quật từ 10h trưa đến 5h chiều, lặn ngụp dưới nước biển mặn chát. Dò dẫm từng bước trên ghềnh đá lởm chởm sắc nhọn, người vớt rong cũng phải đối mặt với nhiều hiểm nguy vì chẳng may sảy chân, chuột rút là coi như bỏ mạng. Ở những chỗ sâu họ phải cắm đầu xuống nước lại dễ gặp tai nạn do khó thở, ngợp nước. Không ít chị còn mắc bệnh ngoài da hay bệnh về xương khớp… 

Lấy được rong rồi, phần phơi rong cũng không kém phần gian nan. Để rong khô đều, được giá, họ phải tiếp tục phơi thân trên cát trắng nóng rát của ngày hè, tách từng búi rong. Những giọt mồ hôi hòa trong vị mặn chát của biển, thoăn thoát đôi tay, người phơi rong cũng luôn canh chừng những cơn giông bất chợt.

Quệt vội mồ hôi trên khuôn mặt đen sạm, bà Nguyễn Thị Bảy (68 tuổi) giải thích: “Phải canh chừng vì nếu trời đổ giông mà mình chưa kịp thu dọn, rong ướt mưa hư là phải bỏ hết, xem như ngày đó làm công cốc”.

Công việc phơi rong cũng vô cùng vất vả.
Công việc phơi rong cũng vô cùng vất vả.
Công việc phơi rong cũng vô cùng vất vả.

Cái nghề cực nhọc là vậy nhưng với những người phụ nữ nơi đây, sự cực nhọc dưới nước không bằng thiếu ăn, đói mặc trên bờ. Chị Hớt vẫn tự an ủi: “Vất vả gì đâu, mình được tắm, được tập thể dục cả ngày. Cứ nghĩ mấy đứa nhỏ có thêm tiền mua sách vở để học vậy là mình hết mệt…!”.

Hoàng Diệu