1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Cá ba sa “mắc cạn” tại Hoa Kỳ, khắc phục cách nào?

Dù Mỹ mới chỉ đưa ra "cảnh báo nhập khẩu", nhưng hiện nay hàng ngàn người nuôi cá basa và ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì giá cá basa đã giảm xuống rất thấp, chỉ còn 10.000 -12.000đ/kg.

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và quy hoạch thủy sản, cảnh báo, “sau cá basa, rất có thể sẽ đến lượt các loài thủy sản khác".

 

Và sau Mỹ, liệu chúng ta có cần phải chuẩn bị đối phó với những khó khăn tại thị trường nào khác, thưa ông?

 

Sau Mỹ, nếu phía Việt Nam không tích cực đấu tranh để làm sáng tỏ vấn đề và nếu phía Hoa Kỳ vẫn theo đuổi cách đòi hỏi vô lý, thiếu thiện chí như trước thì tình hình có thể diễn tiến theo chiều hướng xấu hơn. Trước hết là từ phía các thị trường nhập khẩu hàng thủy sản "đồng minh" của Hoa Kỳ, thậm chí kể cả các nước đang có quan hệ thương mại thủy sản tốt với nước ta. 

 

Theo Viện trưởng, sự cố này chúng ta có thể cảnh báo trước, thậm chí có thể tránh được không, nếu có thì bằng cách nào?

 

Có thể nói, hoạt động sản xuất thủy sản thường đem lại lợi ích kinh tế lớn trong một thời gian ngắn, nhưng cũng chịu rủi ro lớn cả về mặt môi trường và thị trường, đôi khi cả lý do "chính trường". Cho nên, công tác bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản, kiểm soát chất lượng, vệ sinh và an toàn các mặt hàng thủy sản, cũng như các chính

 

Cá ba sa “mắc cạn” tại Hoa Kỳ, khắc phục cách nào? - 1
 

Ông Nguyễn Chu Hồi

sách thủy sản... phải được tiến hành thường xuyên. Công tác đó phải là một hành vi chủ động của các cơ quan quản lý, của người sản xuất thủy sản và thậm chí của người tiêu dùng. 

 

Nếu chủ động thực hiện và thực hiện một cách quyết liệt các vấn đề nêu trên, thì hoàn toàn có thể cảnh báo được và giảm thiểu được các rủi ro theo các "kịch bản dự báo". Còn đã chấp nhận làm ăn thì phải có được, có mất, chính sách và quản lý tốt đến mấy sẽ vẫn có "con sâu làm rầu nồi canh". Cần phải làm rõ mấy mẫu có kháng sinh như thông báo của phía Hoa Kỳ để có biện pháp xử lý thích đáng, không làm ảnh hưởng đến uy tín chung của các lô hàng khác, và của hàng thủy sản Việt Nam nói chung. 

 

Theo Viện trưởng, giải pháp tình thế hợp lý nhất hiện nay để giải quyết hàng ngàn tấn cá đang ở các lồng của ngư dân là gì?

Viện cũng chủ trương quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên cơ sở tính toán ngưỡng "chịu tải" của vùng quy hoạch, tức là chấp nhận giới hạn an toàn "tối thiểu" (đối với cá basa là 500.000 tấn đến năm 2010), không chạy theo mong muốn "tối đa" của người sản xuất. Đó là cách tốt nhất ở tầm vĩ mô để tránh/giảm thiểu các rủi ro về môi trường và thị trường, trừ các lý do "tế nhị" khác.

 

Một mặt, chúng ta tiếp tục kiến nghị Chính phủ Hoa Kỳ (trung ương và địa phương) xem xét giải quyết thỏa đáng các vấn đề nảy sinh thông qua trao đổi và thương thuyết, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động hai quốc gia. Mặt khác chúng ta phải chủ động xem xét cụ thể từng trường hợp vi phạm để có hình thức xử lý thích đáng, để rút ra những bài học lâu dài. Bên cạnh đó cũng tập trung lực lượng "tinh nhuệ" trong và ngoài ngành để mở "chiến dịch" kiểm tra/kiểm soát các hoạt động nhập, vận chuyển và sử dụng trái phép các hóa chất cấm sử dụng trong sản xuất thủy sản nói chung, trong nuôi cá basa nói riêng.

 

Hơn lúc nào hết, cả nước cùng chia sẻ bằng mọi cách với bà con nuôi cá basa ở đồng bằng sông Cửu Long. Các cơ quan chức năng tiếp tục khẳng định chất lượng cá basa để củng cố lòng tin cho khách hàng, giúp bà con nuôi cá basa mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và các nước nhập khẩu ngoài Mỹ, sản phẩm cá của họ. Đối với cá basa nuôi đạt chất lượng tốt, các doanh nghiệp và cơ sở chế biến nâng giá và tăng lượng mua cho dân, chấp nhận thiệt thòi trước mắt chút ít theo cách "lấy thu bù chi", góp phần tích cực lập lại sự ổn định sản xuất lâu dài cho ngành hàng này - một lợi thế phát triển ở nước ta.

 

Xin cảm ơn ông!

 

Theo Káp Thành Long

Thanh Niên