1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

Bôi bẩn chốn linh thiêng

(Dân trí) - <i>“Hùng và Thơ mãi mãi yêu nhau”. “Sóng đêm chiều 30/4/2006”. “Tập thể lớp 6T 9/10/2008”. “Khoa văn ĐHSP-ĐN”</i>… Đó là những dòng “lưu bút” được viết, vẽ nhằng nhịt với đủ loại màu trên đỉnh Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).

Cụm Thượng Thai phía tây bắc có Vọng Giang Đài, tháp Phổ Đồng, chùa Từ Tâm, chùa Tam Tôn, chùa Tam Thai, hành Cung, động Hoa Nghiêm, động Huyền Không, động Linh Nham, động Lăng Hư, đều đang bị những du khách, chủ yếu là nam nữ thanh niên và các cô cậu sinh viên, học sinh, xâm hại nghiêm trọng.

 

Vọng Giang Đài có một  tấm bia bằng đá Trà Kiệu, cao 2 mét, rộng 1 mét, dựng trên một mặt đế lớn. Trên mặt bia có khắc chữ “Vọng Giang Đài” bằng chữ Hán; bên cạnh có là dòng chữ nhỏ, ghi ngày tháng xây bia: “Minh  Mạng thập bát niên, thất nguyệt, cát nhật”. Nhưng nay nó “được” những vị khách thiếu ý thức viết, vẽ bậy lên đủ thứ câu chữ. Mặt trước, mặt sau đều nhan nhản chữ. 

 

Không những thế, khi Vọng Giang Đài được xây dựng mái che (trước đó lộ thiên) thì những cây cột đỡ mái cũng nhanh chóng trở thành chốn để “khách thơ lưu bút”. Chủ yếu là những cô cậu sinh viên, học sinh lưu lại tên tuổi, trường lớp, địa chỉ của mình… như một cách “ghi dấu ấn” rằng ta đã đến đây (và vẽ bậy ở đây).

 

Động Vân Thông hay còn gọi là đường lên trời cũng chịu cảnh tương tự. Không chỉ viết vẽ, khắc, chạm… mà một số người còn dùng sơn màu bôi lên vách đá dọc đường đi lên “cổng trời”.

 

Ngay lối đi vào động Huyền Không, mặc cho câu nhắc nhở “Nơi tôn nghiêm và di tích quý khách giữ im lặng, giữ vệ sinh không nên viết vẽ, bôi xóa trong hang động” được gắn to, dễ nhìn phía ngoài, ngay từ cổng chào đã đầy những dòng chữ được viết vẽ bằng nhiều loại “bút” khác nhau.

 

Động Linh Nham, được xây dựng thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Do chiến tranh tàn phá, tượng bị sụp đổ, về sau thờ Ngọc Hoàng, nên động này còn có tên là động Ngọc Hoàng. Trên những vách đá, du khách thỏa sức vẽ vời, “khai” tên tuổi, bày tỏ tình yêu đôi lứa…

 

Cả ba cụm Thượng Thai, Trung Thai, Hạ Thai cũng không nằm ngoài quy luật, khiến chốn linh thiêng Non Nước - Ngũ Hành mất dần vẻ trang nghiêm vốn có. Nhiều vị khách cảm thấy ngao ngán với những cách “lưu bút” kiểu “văn hóa thời tự do” như thế này của giới trẻ.

 

 

 

 

Bôi bẩn chốn linh thiêng - 1


Bôi bẩn chốn linh thiêng - 2


Bôi bẩn chốn linh thiêng - 3


Bôi bẩn chốn linh thiêng - 4


Bôi bẩn chốn linh thiêng - 5


Bôi bẩn chốn linh thiêng - 6


Bôi bẩn chốn linh thiêng - 7


 

Vùng núi Thủy Sơn nằm ở phía bắc Ngũ Hành Sơn (ngọn núi cao nhất, đẹp nhất, thường được du khách đến viếng thăm quanh năm) có nhiều chùa chiền và hang động, có thể phân chia làm 3 cụm, theo ba ngọn núi này:  

 

Cụm Thượng Thai phía Tây Bắc có Vọng Giang Đài, tháp Phổ Đồng, chùa Từ Tâm, chùa Tam Tôn, chùa Tam Thai, hành Cung, động Hoa Nghiêm, động Huyền Không, động Linh Nham và động Lăng Hư.  

 

Cụm Trung Thai nằm ở giữa, có hai cổng Động Thiên Phước Địa và Vân Căn Nguyệt Quật, các động Vân Thông, động  Thiên Long và hang Sáng Vân  Nguyệt.  

 

Cụm Hạ Thai ở phía Đông có Vọng Hải Đài, chùa Linh, động Thàng Chân (với các động Tam Thanh, động Chiêm Thành, hang Ráy, hang Gió, động Bàn Cờ, chùa Linh Ứng, động Chơn Tiên), động Ngũ Cốc, Giếng Tiên, động Âm Phủ.

 

Hoàng Đức Hùng