1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

"Bình đẳng giới giữa cha mẹ với con cái vẫn là vấn đề đau đầu"

Loan Tô

(Dân trí) - Chị Tuyết, người dân ở huyện Mộc Châu, Sơn La, tâm sự bình đẳng giữa cha mẹ với con cái đang là vấn đề đau đầu với chị. Chị cho rằng giáo dục con không quá nghiêm khắc nhưng cũng không nên buông xuôi.

Từ lâu, hoạt động về bình đẳng giới đã được cán bộ huyện Mộc Châu lồng ghép, xen cài vào trong các cuộc họp của xóm, của bản. Do vậy, người dân nơi đây bắt đầu có nhiều tiến bộ.

Chia sẻ về việc bình đẳng trong quan hệ vợ chồng, anh Lò Văn Trọng (38 tuổi, ngụ thị trấn thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) nói, anh và vợ có quyền hành ngang nhau, luôn nêu cao tinh thần tôn trọng.

Cụ thể, trong các việc lớn nhỏ, 2 vợ chồng anh sẽ thông báo cho nhau biết, cùng bàn bạc và đưa ra hướng giải quyết. Mặc dù là trụ cột gia đình, nhưng anh không đổ dồn hết công việc nhà lên vai vợ, mà chia sẻ, cùng làm từ việc nhỏ như chợ búa, cơm nước, chăm sóc con cái đến việc làm nương, làm ruộng… Đặc biệt khi xảy ra cự cãi, cả hai sẽ phải ngồi lại, bình tĩnh tìm hướng giải quyết.

Bình đẳng giới giữa cha mẹ với con cái vẫn là vấn đề đau đầu - 1

Gia đình chị Tuyết luôn nêu cao vấn đề bình đẳng giới đối với vợ chồng và các con (Ảnh: NVCC).

"Thật ra, trong truyền thống của dân tộc Thái chúng tôi cũng không có sự phân biệt về quyền giữa vợ - chồng, nam - nữ nhiều. Trong một gia đình nhiều thế hệ sống chung thường có sự phân công, thống nhất đến từng gia đình nhỏ. Mọi người đoàn kết, có ý thức nên cuộc sống của đại gia đình nói chung và của từng gia đình nhỏ nói riêng đều êm ấm, hòa thuận", anh Trọng nói. 

Trước đây, tiếng nói của người cao tuổi được người trong gia đình tôn trọng nhất. Đến nay, khi con cháu được học hành, ra xã hội với nhiều công việc, lĩnh vực khác nhau nên ý kiến của họ cũng được các cụ cao tuổi tôn trọng.

Chị Hoàng Thị Tuyết (37 tuổi, vợ anh Trọng) tâm sự, việc được học hết phổ thông và tiếp xúc văn mình xã hội, thiết bị hiện đại, tuyên truyền địa phương khiến chị hiểu về bất bình đẳng trong gia đình. Điều đó, giúp chị luôn nêu cao tinh thần vợ chồng, con cái phải hòa hợp, tôn trọng nhau. Chồng không được gia trưởng, áp đặt với vợ, cha mẹ không được lấy quyền để áp đặt con cái.

Trong đó, cả hai vợ chồng chị luôn tôn trọng sở thích nhu cầu riêng. Người vợ không ỷ lại vào kinh tế của chồng mà cùng phụ giúp. Khi chồng có biểu hiện của việc áp đặt, gia trưởng, cả hai đều trao đổi để tiếp thu, sửa lỗi.

"Cả hai vợ chồng tôi đều cùng chăm sóc, nuôi dạy con theo tinh thần tiến bộ, tôn trọng ý kiến của các con, không áp đặt các con trong chuyện học hành, vui chơi, ăn nghỉ…. May mắn là cho đến thời điểm này, gia đình chúng tôi chưa xảy ra chuyện bạo lực gia đình", chị Tuyến nói.

Đối vợ 2 vợ chồng anh Trọng và chị Tuyết, mỗi ngày họ luôn tự nhủ bản thân, kiên nhẫn, mềm dẻo trong ứng xử. Đặc biệt, gia đình họ hiện có 2 con đang ở lứa tuổi vị thành niên nên cần phải có cách giáo dục phù hợp, không quá nghiêm khắc cũng không buông xuôi. Từ đó, duy trì sự bình đẳng và đem nhận thức bình đẳng giới đến cho các con.

"Một vấn đề là hàng ngày chúng tôi cũng không thể giám sát, kiểm tra được toàn bộ hoạt động của các cháu, chẳng hạn như chơi điện tử, xem phim trên mạng… vì vậy, bình đẳng giới giữa cha mẹ với con cái vẫn đang là vấn đề đau đầu tiếp theo của gia đình tôi", chị Tuyết nói thêm.

Bà Bùi Thị Hồng (Chủ tịch hội Phụ nữ xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), cho biết, hiện nay tại địa bàn cư trú của người đồng bào vẫn xảy ra biểu hiện trọng nam khinh nữ, đặc biệt gia đình sinh 2 con gái vẫn muốn có thêm con trai.

Trước vấn đề đó, bà Hồng thường xuyên tổ chức các kế hoạch tuyên truyền về bình đẳng giới, chống bạo lực bình đẳng giới.

"Trong tương lai ngoài tuyên truyền các chính sách, luật bình đẳng giới, chúng tôi còn kết hợp với các cơ quan chức năng để giúp đi sâu tìm hiểu đời sống từng người dân và gia đình", bà Hồng nói.

Thảo Mộc