1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Bệnh viện bán thuốc…độc

Lãnh đạo Bệnh viện Thái Bình, TPHCM đã nhập kho nhiều thuốc sắp hết hạn, những tân dược bị cấm sử dụng, thậm chí bán cả thuốc thuộc nhóm độc A-B ra ngoài...

Chuyện “động trời” ở khoa Quản lý dược

 

Một trong 4 dược sĩ từng đảm nhiệm vị trí Trưởng khoa dược tại BV Thái Bình đã gửi cho HĐQT Cty Cổ phần BV đa khoa Thái Bình (đơn vị chủ quản BV) để trình bày nỗi bức xúc khi phải chứng kiến những sai phạm trong việc quản lý, sử dụng thuốc, nhất là thuốc độc, gây nghiện và hướng tâm thần.

 

Trong lần kiểm tra ở khoa Cấp cứu, dược sĩ này đã phát hiện một số thuốc Ventolin Inhaler, Ventolin 2.5mg, nebules, Ventolin 5mg nebules, Losec 40mg (thuộc nhóm độc A-B) chỉ còn cách ngày hết hạn sử dụng 1 đến 2 tuần.

 

Trước tình hình này, khoa Quản lý dược đã khuyến cáo với Ban giám đốc, nếu không cẩn thận, số tân dược này khi cho bệnh nhân sử dụng có thể sẽ gây ra những hậu quả khó lường, làm nguy hại đến sinh mạng của bệnh nhân.

 

Một cán bộ khác trong khoa Dược còn cho biết thêm, có lần BV đã cho nhập vào kho của

Thống kê của Ủy ban an toàn thuốc Anh quốc, từ năm 1982-1997, có 33 ca loạn nhịp tim nặng, trong đó có 14 ca bị tử vong khi sử dụng Astemizol 10mg (thành phần chính của Astelong). Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã thông báo rút khỏi thị trường những biệt dược có chứa Astemizol từ năm 1998.

 

Ở nước ta, Dược thư quốc gia của Bộ Y tế phát hành năm 2002 không có loại hoạt chất này. Hiện tại hầu như các bệnh viện lớn của nước ta không nơi nào sử dụng Astemizol vì tương tác phụ trên tim mạch bệnh nhân. Tuy nhiên, Astelong lại có ở kho dược của BV Thái Bình. Rất may, do gặp sự chống đối của các bác sĩ, dược sĩ chân chính, lãnh đạo BV Thái Bình đã không cho bệnh nhân sử dụng.

 khoa này thuốc Halothan đã hết hạn sử dụng. Và họ đã phản ứng việc làm đầy tiêu cực của lãnh đạo BV Thái  Bình. Kết quả số thuốc trên đã không được đưa vào danh sách cung cấp cho bệnh nhân. Nhưng ngược lại, họ phải nghỉ việc.

 

Trong kho dược của BV Thái Bình không chỉ tồn tại thuốc cận hoặc hết hạn sử dụng, mà còn hiện hữu những loại tân dược đã bị cấm sử dụng. Đó là thuốc Astelong.  

 

Ngoài ra, đối với loại thuốc Cyotec cũng bị Bộ Y tế cấm lưu hành nhưng lại có mặt ở BV Thái Bình trong thời gian dài. Đặc biệt, nó lại được sử dụng cho một khoa rất quan trọng là khoa Sản.

 

Có mua bán trái phép?

 

Việc Bộ Y tế ra qui định buộc các cơ quan Y tế có thẩm quyền cấp tỉnh thành giám sát việc sử dụng thuốc tân dược, nhất là nhóm thuốc thuộc nhóm độc A-B tại các BV với mục đích chế tài, ngăn chặn nạn đầu cơ, mua bán thuốc tân dược trục lợi. Thế nhưng, ở BV Thái Bình, chuyện này vẫn diễn ra.

 

Thực tế, số lượng 700 ống Fentanyl (0,1mg) được Sở Y tế duyệt cho BV Thái Bình mua giá 8.500 đồng/ống tại Safaco (năm 2004) thì giá thực tế của nó ngoài thị trường tự do lên đến 25.000 đồng/ống. Vì thế hầu hết số thuốc tồn thuộc nhóm độc A-B, BV Thái Bình đã cho bán ra ngoài.

 

Một nguyên nhân nữa cũng dễ hiểu vì sao lãnh đạo BV Thái Bình lại dám “qua mặt” Sở Y tế. Trong số luợng thuốc thuộc nhóm độc A-B mà BV Thái Bình đem cho bệnh nhân sử dụng theo kê khai, lại được dùng cho mục đích khác – giải phẫu thẩm mỹ!

 

Theo văn bản có tiêu đề “Sự phát triển của BV đa khoa Thái Bình” do bác sĩ Tôn Thất Hiền, Giám đốc điều hành BV Thái Bình, ký ngày 13/1/2004 thì BV này đã làm mới thêm 3 phòng nhằm phục vụ thẩm mĩ. Các phòng này đều có chức năng phẩu thuật tạo hình thẩm mĩ hẳn hoi, như: Phòng hành chính; phòng tiểu phẫu và phòng lưu bệnh.

 

Theo sổ lưu bệnh năm 2004 của “khoa thẩm mĩ”,  có gần 100 lượt bệnh nhân vào ra khoa này để chẩn đoán và chữa trị, trong đó nhiều nhất là việc chữa trị các sẹo, các vấn đề về ngực… Thế nhưng tờ trình (ngày 17/1/2005) của Thanh tra Sở Y tế xác định, khoa thẩm mĩ của BV Thái Bình đã hoạt động không có phép của Bộ Y tế.

 

Mặt khác, căn cứ vào sổ lưu bệnh, cho thấy nhiều bác sĩ làm việc ở khoa này như bác sĩ Hải, Bá, Việt, Tự, Thành, Chung… đã móc nối bệnh nhân ở ngoài, thuộc các tỉnh, khu vực xa vào khoa này để mổ và thông đồng với lãnh đạo BV Thái Bình nhằm bỏ túi riêng tiền của các bệnh nhân.

 

Vì thế, cùng với các sai phạm khác, Sở Y tế TPHCM đã kết luận BV Thái Bình đã mắc sai phạm trầm trọng. Trong lúc chờ cơ quan chức năng xử lý thì ngày 29/4/2005, một bệnh nhân đã chết trên bàn mổ (trong giai đoạn gây mê) tại BV này.

 

Theo Hữu Vinh - Tường Thế

Tiền phong