PhotoStory

Bên trong điểm sạt lở hầm Chí Thạnh trên tuyến đường sắt Bắc - Nam

Thực hiện: Trung Thi

(Dân trí) - Công nhân dùng máy móc phá lớp nhựa đường, khoan xuyên sườn núi, bơm bê tông xuống hầm đường sắt Chí Thạnh để khắc phục sạt lở. Phía trong hầm, các lực lượng vừa hốt dọn đất, đá vừa gia cố.

Bên trong điểm sạt lở hầm Chí Thạnh trên tuyến đường sắt Bắc - Nam - 1

10h30 ngày 21/5, khoảng 30m3 đất đá từ trên trần hầm Chí Thạnh (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) rơi xuống đường ray tàu hỏa, làm tuyến đường sắt Bắc - Nam tê liệt suốt 4 ngày qua.

Bên trong điểm sạt lở hầm Chí Thạnh trên tuyến đường sắt Bắc - Nam - 2
Bên trong điểm sạt lở hầm Chí Thạnh trên tuyến đường sắt Bắc - Nam - 3

Hầm đường sắt Chí Thạnh giao chéo bên dưới với đường bộ ĐT.641, do đó để đảm bảo an toàn cho việc khắc phục sự cố sụt lún trong hầm, ngành giao thông tỉnh Phú Yên quyết định cấm ô tô các loại lưu thông qua khu vực Đèo Thị (huyện Tuy An).

Bên trong điểm sạt lở hầm Chí Thạnh trên tuyến đường sắt Bắc - Nam - 4

Để nhanh chóng khắc phục sự cố sạt lở, ngành đường sắt đã huy động nhiều trang thiết bị, nhân lực triển khai "đánh từ trên xuống, từ dưới lên".

Bên trong điểm sạt lở hầm Chí Thạnh trên tuyến đường sắt Bắc - Nam - 5

Phía trong hầm sẽ được khoan tạo neo và phun bê tông trên vỏ hầm để tạo thành khối liên kết vững chắc, sau đó mới dọn dẹp đất, đá ở phía dưới.

Bên trong điểm sạt lở hầm Chí Thạnh trên tuyến đường sắt Bắc - Nam - 6

Neo sắt được đóng sâu vào điểm sạt lở.

Bên trong điểm sạt lở hầm Chí Thạnh trên tuyến đường sắt Bắc - Nam - 7

Ở trên, ngành đường sắt huy động 2 máy khoan với 8 nhân lực phá lớp nhựa đường, khoan sâu xuống vị trí sạt lở. Việc làm này nhằm thăm dò địa chất, đồng thời bơm bê tông từ phía trên xuống điểm sạt lở trong hầm.

Bên trong điểm sạt lở hầm Chí Thạnh trên tuyến đường sắt Bắc - Nam - 8

"Ngành đường sắt giao cho đơn vị tôi khoan 3 mũi. Chúng tôi vừa khoan hoàn thành 1 mũi sâu 18m và đã tiếp cận vị trí sạt lở trong hầm đường sắt Chí Thạnh, 2 mũi còn lại đang được thực hiện", một công nhân khoan cho biết.

Bên trong điểm sạt lở hầm Chí Thạnh trên tuyến đường sắt Bắc - Nam - 9
Bên trong điểm sạt lở hầm Chí Thạnh trên tuyến đường sắt Bắc - Nam - 10
Bên trong điểm sạt lở hầm Chí Thạnh trên tuyến đường sắt Bắc - Nam - 11

Nhân công lắp các mũi khoan chuyên dụng, điều khiển máy móc khoan mũi thứ 2 xuống vị trí sạt lở trong hầm đường sắt Chí Thạnh.

Bên trong điểm sạt lở hầm Chí Thạnh trên tuyến đường sắt Bắc - Nam - 12

Dự kiến, 0h ngày 25/5, ngành đường sắt sẽ hoàn thành công tác khắc phục sự cố sạt lở, cho các tàu vận tải, tàu hàng chạy thử nghiệm để đánh giá độ an toàn, trước khi cho tàu chở khách đi qua khu vực này.

Bên trong điểm sạt lở hầm Chí Thạnh trên tuyến đường sắt Bắc - Nam - 13

Từ khi xảy ra sự cố sạt lở, ngành đường sắt đã lên phương án trung chuyển hành khách bằng ô tô từ ga Tuy Hòa đến ga La Hai và ngược lại (quãng đường khoảng 50km, thuộc tỉnh Phú Yên), đảm bảo lịch trình di chuyển của khách đi tàu.

Kiểm tra công tác khắc phục sự cố sạt lở hầm đường sắt Chí Thạnh vào ngày 23/5, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy, cho biết hầm đường sắt Chí Thạnh và những hầm khác ở khu vực miền Trung được xây dựng từ hơn 100 năm nay nên xuống cấp. Tuy nhiên, do không có nguồn vốn nên việc đầu tư sửa chữa, gia cố, cải tạo gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân sạt lở hầm đường sắt Chí Thạnh được xác định là do địa chất phức tạp, kết cấu bở rời. Trên đỉnh hầm này còn có đường bộ đang được khai thác nên ít nhiều ảnh hưởng đến kết cấu hầm. Những ngày gần đây, khu vực hầm đường sắt Chí Thạnh có mưa nên toàn bộ đặc tính cơ lý của đất bị giảm, dẫn đến sự cố sạt lở đất đá.