1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Hà Tĩnh:

Bảo vệ nghiêm ngặt tang vật vụ phá 50ha rừng pơ mu

(Dân trí) - Với tính chất nghiêm trọng của vụ việc, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã huy động mọi lực lượng vào cuộc quyết liệt. Yêu cầu giữ nguyên hiện trường, không để tang vật lọt ra ngoài khi vụ việc chưa được xử lý.

Không để tang vật lọt ra ngoài
 
Đến thời điểm này, có thể khẳng định, với hơn 450 cây pơ mu hàng trăm năm tuổi bị đốn hạ, tương đương gần 700 m3 gỗ trong diện tích 50 ha, vụ lâm tặc phá rừng pơ mu đặc dụng tại hai tiểu khu 198, 204 Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang, là vụ phá rừng có quy mô lớn nhất trên địa bàn Hà Tĩnh.
 
 Hiện trường rừng pơ mu tại Tiểu khu 198 bị lâm tặc tàn phá
 Hiện trường rừng pơ mu tại Tiểu khu 198 bị lâm tặc tàn phá

Một lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho biết, thông tin vụ phá rừng đến đúng vào lúc tỉnh đang họp kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (ngày 13/12/2013) khiến nhiều cán bộ của tỉnh không khỏi giật mình sửng sốt.

Với tính chất nghiêm trọng của vụ việc, UBND tỉnh đã huy động mọi lực lượng gồm Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Biên phòng, UBND hai huyện Hương Khê, Vũ Quang, các xã vùng biên Hòa Hải, Hương Quang cùng chủ rừng vào cuộc quyết liệt. UBND tỉnh yêu cầu giữ nguyên hiện trường, không để tang vật lọt ra ngoài khi vụ việc chưa được xử lý.

Thời điểm này, tại vùng rừng bị triệt phá vẫn đang được áp dụng “lệnh giới nghiêm”, cấm người thâm nhập vào rừng mà không được phép của các cơ quan chức năng. Tất cả các đường mòn, khe suối dẫn vào hiện trường đều được canh gác nghiêm ngặt 24/24h.
Đoàn truy quét lâm tặc họp tại lán dựng tạm tại Tiểu khu 198
Đoàn truy quét lâm tặc họp tại lán dựng tạm tại Tiểu khu 198 

Hiện đã có 6 đoàn công tác, trong đó có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Đình Sơn - người trực tiếp chỉ đạo vụ việc - vào hiện trường tiến hành đo đếm, xác định mức độ thiệt hại. Riêng VQG Vũ Quang đã lập lán tạm tại lâm phần bị triệt hạ, cắt cử cán bộ túc trực ngày đêm.

Xử lý nghiêm, không bao che

Chiều 2/4, trong buổi làm việc với PV Dân trí, ông Lê Đình Sơn khẳng định, Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã có chỉ đạo xử lý nghiêm, không bao che bất cứ ai liên quan đến vụ phá rừng nghiêm trọng này.  
Ông Lê Đình Sơn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - trong buổi làm việc với PV
Ông Lê Đình Sơn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - trong buổi làm việc với PV Dân trí
 
Ông Sơn cho biết, buổi sáng cùng ngày ông đã ký công văn hỏa tốc số 936/UBND-NC gửi Giám đốc VQG Vũ Quang và Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh. Công văn yêu cầu VQG Vũ Quang khẩn trương thu thập, tổng hợp, chuyển giao một cách trung thực, đầy đủ hồ sơ liên quan đến vụ khai thác rừng trái phép nói trên cho cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh trước ngày 5/4/2013. Đối với Công an tỉnh, yêu cầu tiếp nhận hồ sơ, khẩn trương tiến hành điều tra, xác minh những tổ chức và cá nhân liên quan.
 
Theo ông Sơn, việc xử lý cần chờ kết quả điều tra cụ thể của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, qua phân tích ban đầu có thể thấy, chủ rừng chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong quản lý, bảo vệ tại gốc diện tích rừng được giao; thiếu trách nhiệm; yếu kém, quan liêu, hình thức; chủ rừng, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng (kiểm lâm, biên phòng...) chưa phối hợp tốt với nhau trong việc quản lý người, phương tiện ra, vào rừng.
 
Ông Lê Đình Sơn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - trong buổi làm việc với PV
 

Trả lời câu hỏi có hay không sự tiếp tay của cán bộ bảo vệ VQG Vũ Quang cho lâm tặc phá rừng? Ông Lê Đình Sơn cho hay, đây là vấn đề ông băn khoăn nhất và phải được làm rõ.

“Theo tôi nắm được, đã có khoảng trên 50 m3 gỗ từ VQG Vũ Quang tuồn ra ngoài. Gỗ chỉ đi qua một đường duy nhất, từ khe suối đổ xuống lòng hồ Đập Đá Hàn rồi qua địa bàn xã Hòa Hải về xuôi. Trên tuyến đường này có nhiều chốt trạm của Đồn biên phòng Hòa Hải, VQG Vũ Quang, chính quyền địa phương... nhưng lâm tặc vẫn vận chuyển được lâm sản ra khỏi địa bàn. Đây là vấn đề phải được điều tra làm rõ” - ông Sơn nói.

 Văn Dũng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm