1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Bão số 5 tiến nhanh vào vùng biển nước ta

(Dân trí) - Bão số 5 đang tăng tốc vượt qua đảo Hải Nam (Trung Quốc) và tiến sâu vào vùng biển nước ta. Đêm nay bão đi vào vùng biển Quảng Ninh - Nam Định.

Tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, hồi 13h ngày 2/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 – 25 km. Như vậy, khoảng tối nay bão số 5 sẽ vượt qua phía bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc) đi vào vịnh Bắc Bộ. Đến 1h sáng 3/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 109,2 độ Kinh Đông cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định khoảng 240 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12.

Theo nhận định của cơ quan khí tượng, trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 13h ngày 3/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông, trên khu vực ven biển các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11.
Trong khoảng 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 01 giờ ngày 04/8, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 104,0 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
 
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa tối nay (2/8) còn có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Biển động dữ dội. Từ tối nay (02/8), vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh. Từ sáng sớm 3/8, các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Từ ngày 3/8, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to đến rất to và dông. Vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao từ 3 – 5m. 
 
Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và giông mạnh. Biển động. Trong cơn giông đề phòng có lốc xoáy.
 

Thanh Hóa: Gần 13.000 người dân ở khu vực có nguy cơ ảnh hưởng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất

Theo thống kê của BCH phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa, tỉnh này hiện có 349 điểm, khu vực nằm trên địa bàn 12 huyện, hơn 4.300 hộ dân với 12.782 dễ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

Để đối phó với các tình huống xấu xảy ra, các huyện đã lập phương án nhằm sơ tán dân, chuẩn bị đầy đủ nhu yếu phẩm, vật dụng để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.

Trong trường hợp bão lớn, đổ bộ vào Thanh Hóa thì tại 6 huyện ven biển như: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, thị xã Sầm Sơn, Tĩnh Gia sẽ phải so tán khoảng 25.043 hộ với 107.376 nhân khẩu.

Trước đó, vào tối ngày 27/7, trên địa bàn huyện Lang Chánh có mưa lớn, dọc các sông, suối nước lên cao làm ngập hơn 50ha lúa. Đến tối ngày 29/7, trên địa bàn huyện tiếp tục có sấm sét lớn làm hư hỏng 2 máy phát của Đài truyền thanh - Truyền hình huyện và nhiều thiết bị khác, tổng thiệt hại hơn 200 triệu đồng. Ngoài ra, nhiều trạm thu phát tín hiệu của Vettel trên địa bàn huyện cũng bị sét làm hư hỏng, một số tivi của người dân hư hỏng do sét đánh trúng.

Trên địa bàn TP Thanh Hóa đã có một số điểm ngập nước do m
Trên địa bàn TP Thanh Hóa đã có một số điểm ngập nước do mưa lớn.

Sáng ngày 3/8, trên địa bàn các huyện ven biển Thanh Hóa đã có mưa, lượng mưa đo được tại Hà Trung là 45ly, Tĩnh Gia 33 ly... còn các huyện miền núi mới xuất hiện mưa nhỏ.

Đến 6 giờ sáng nay 3/8, Thanh Hóa còn 17 tàu thuyền với 102 lao động đang trên đường vào nơi tránh trú bão an toàn.

Thái Bình: Di dời hơn 3.000 người vào nơi tránh bão an toàn

Tính đến sáng ngày 3/8, tại hai huyện ven biển là Thái Thụy và Tiền Hải, có hơn 3.000 người đang khai thác thủy hải sản đã được di chuyển đến nơi an toàn, cùng với đó là 1.200 tàu thuyền đã được thông báo và hiện nay đã vào nơi trú ẩn an toàn.

B
Bãi biển Đồng Châu, xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

UBND tỉnh Thải Bình cũng đã chỉ đạo xuống các cơ quan, đơn vị thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn nhằm bảo đảm an toàn cho người, tài sản, tuyên truyền cho người dân chủ động đối phó với bão bằng cách chằng chống nhà cửa, truờng học, bệnh viện bảo đảm an toàn cho người, cơ sở vật chất, vật tư, thiết yếu.

Đồng thời cho 100% các trạm bơm tiêu úng trên địa bàn một số huyện có nguy cơ ngập úng vận hành hết công suất kết hợp mở các cống để hạ mực nước trong toàn hệ thống nhằm giảm thiểu tình trạng ngập úng lúa và hoa màu.

Nam Định: Triển khai xong các phương án phòng chống bão

Tính đến sáng ngày 3/8, 700 lều, chòi canh coi hải sản trên đầm, bãi bồi ven biển đã được Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nam Định phối hợp với địa phương tổ chức thông báo vào nơi tránh bão an toàn.

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nam Định cũng chỉ đạo từ 14h ngày 2/8, không cho tàu thuyền ra khơi để đảm bảo an toàn, kêu gọi tàu thuyền vào tránh, trú bão. Toàn tỉnh Nam Định có 2.089 phương tiện đánh bắt với 11.196 ngư dân.

Kè ch
Kè chắn sóng Nghĩa Phúc, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định.

Đến ngày 2/8, số tàu thuyền neo đậu tại các bến trong tỉnh là 1.890 tàu với 10.788 ngư dân; số tàu thuyền đánh bắt gần bờ, đi về trong ngày là 181 thuyền với 298 ngư dân; số tàu thuyền của huyện Hải Hậu đang neo đậu tại tỉnh ngoài là 18 tàu với 114 ngư dân.

Các địa điểm kè Nghĩa Phúc (thuộc huyện Nghĩa Hưng); mái kè Táo Khoai, Hải Thịnh III, Dốc Gót Tràng (huyện Hải Hậu); mái kè khu vực Tiền Lang, cống số 9 (thuộc huyện Giao Thủy), một số điểm bị hư hỏng từ cơn bão số 2 và số 3 vừa qua cũng đã được tu sửa lại.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các thành viên trong ban PCLB phải trực tiếp về các địa phương giáp biển chỉ đạo công tác đối phó với cơn bão. Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Hoàng Văn Thắng đã về kiểm tra công tác phòng, chống bão số 5 tại Nam Định.
 
Phạm Thanh - Duy Tuyên - Đức Văn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm