Bão chưa vào, Đà Nẵng - Quảng Nam đã mưa ngập, cây đổ ngổn ngang

(Dân trí) - Hồi 14 giờ ngày 14/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,5 độ vĩ Bắc; 109,6 độ kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Đà Nẵng-Bình Định. Tại Đà Nẵng, đến đầu giờ chiều nay, nhiều tuyến đường, khu dân cư đã ngập nước, cây xanh bật gốc nằm ngổn ngang.

 

Từ chiều nay 14/9, Đà Nẵng đã có mưa to, gió lớn, nhiều tuyến đường, khu dân cư bị ngập nặng.

Đường Đà Sơn (quận Liên Chiểu) ngập mênh mông nước khiến người dân đi lại khó khăn. Nhiều tuyến đường khác trong trung tâm thành phố cũng bị ngập nặng, giao thông hỗn độn.

Tại tổ 125 (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) nước ngập đường, tràn cả vào nhà dân. Một số hộ gia đình phải dùng bao cát làm bờ kè, che chắn không cho nước vào nhà.

Mặc dù bão chưa vào nhưng nhiều canh xanh to đã bị bật gốc, nằm ngổn ngang.

 

Tuyến đường Đà Sơn mênh mông nước
Tuyến đường Đà Sơn mênh mông nước

 


Mưa lớn, nước ngập, nhiều xe chết máy. (Ảnh chụp chiều ngày 14/9)

Mưa lớn, nước ngập, nhiều xe chết máy. (Ảnh chụp chiều ngày 14/9)

 

Xe của một người dân bị chết máy sau khi đi vào đường Đà Sơn.
Xe của một người dân bị chết máy sau khi đi vào đường Đà Sơn.

 

Nhiều tuyến đường trong trung tâm thành phố cũng bị ngập, giao thông hỗn loạn do mưa lớn.
Nhiều tuyến đường trong trung tâm thành phố cũng bị ngập, giao thông hỗn loạn do mưa lớn.

 

Đường Nguyễn Tất Thành (đường chạy dọc bờ biển) có gió rất mạnh.
Đường Nguyễn Tất Thành (đường chạy dọc bờ biển) có gió rất mạnh.

 

Khu dân cư tổ 125 (phường Hòa Khánh Nam).
Khu dân cư tổ 125 (phường Hòa Khánh Nam).

 

Bão chưa vào, Đà Nẵng - Quảng Nam đã mưa ngập, cây đổ ngổn ngang - 7

 


Nước tràn cả vào nhà dân.

Nước tràn cả vào nhà dân.

 

Bão chưa vào, Đà Nẵng - Quảng Nam đã mưa ngập, cây đổ ngổn ngang - 9

 

Bão chưa vào, Đà Nẵng - Quảng Nam đã mưa ngập, cây đổ ngổn ngang - 10

 


Bão chưa vào, cây xanh đã đổ ngổn ngang.

Bão chưa vào, cây xanh đã đổ ngổn ngang.

Bình Định: Hàng trăm tàu cá hối hả vào cảng Quy Nhơn tránh bão

Sáng 14/9 tại cảng cá Quy Nhơn (TP Quy Nhơn, Bình Định), hàng trăm tàu cá của ngư dân trong và ngoài tỉnh, sau khi nhận về thông tin về diễn biến phức tạp trên biển đã nhanh cập cảng Quy Nhơn tìm nơi neo đậu an toàn và bán cá. Tuy nhiên, một số tàu cá vừa ra khơi nhưng chưa đánh bắt được thủy sản cũng phải vào bờ tìm nơi trú ẩn, chịu thua lỗ.

Về gần cảng Quy Nhơn từ 19 giờ tối qua, nhưng đến sáng nay 14/9, tàu cá ĐNa 90609TS của Ngô Văn Chung (40 tuổi, ở quận Thanh Khê, Đà Nẵng) làm chủ, kiêm thuyền trưởng mới cập cảng và đang chờ bán cá.

Theo thuyền trưởng Ngô Văn Chung cho biết, tàu cá ĐNa 90609TS của ông mới ra khơi đánh bắt được 9 ngày tại vùng biển cách Quy Nhơn khoảng 50 hải lý thì nhận tin bão số 3 nên phải khẩn trương vào bờ tránh bão. “Lúc đó, trên biển gió mạnh, giật cấp 6 cấp 7, tàu lắc mạnh vì sự an toàn tính mạng của thuyền viên đành phải dừng chuyến biển cho tàu vào bờ trú ẩn. Thường mỗi chuyến biển kéo dài 15 -20 ngày, nhưng do gặp bão tàu phải vào sớm. Cũng may tàu vừa ra khơi khai thác gặp trúng đàn cá nên không phải lỗ tổn. Nếu chuyến biển này không gặp bão thì chắc anh em đi bạn cũng kiếm ăn được”, ông Chung chia sẻ.

Trước những diễn biến phức tạp của bão số 3, mặc dù Bình Định không phải là địa phương chịu ảnh hưởng của tâm bão. Tuy nhiên, các ngành chức năng tỉnh này đã lên kế hoạch, sẵn sàng ứng phó khi thiên tai xảy ra.

Nhiều tàu cá số hiệu của tỉnh Quảng Ngãi, Đà Nẵng lần đầu tiên cập cảng Quy Nhơn vì bão số 3
Nhiều tàu cá số hiệu của tỉnh Quảng Ngãi, Đà Nẵng lần đầu tiên cập cảng Quy Nhơn vì bão số 3

 

Do trời mưa bão nên không khí mua bán ở cảng diễn ra khẩn trương
Do trời mưa bão nên không khí mua bán ở cảng diễn ra khẩn trương

 

Xe tải vận chuyển cá nượm nượp ra vào cảng
Xe tải vận chuyển cá nượm nượp ra vào cảng

Quảng Nam mưa và gió to, lãnh đạo tỉnh họp khẩn chống bão

Theo dự báo, chiều và tối nay 14/9, bão số 3 sẽ đổ bộ vào đất liền Quảng Nam, gió giật cấp 6 đến cấp 7, lượng mưa từ 200-300ml; các vùng Đại Lộc, Nam Trà My, Bắc Trà My, Hiệp Đức đề phòng lũ quét, sạt lở đất…

Bão chưa vào, Đà Nẵng - Quảng Nam đã mưa ngập, cây đổ ngổn ngang - 15

 

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Quảng Nam cho biết, hiện mực nước trên sông Thu Bồn, Vu Gia đang thấp hơn báo động 1, khả năng lũ dâng cao từ báo động 1 – đến báo động 2. Các hồ thủy điện, thủy lợi đang ở mức nước chết.

Về tình hình tàu thuyền, theo báo cáo của Bộ Chỉ hủy Bộ đội Biên phòng tỉnh, hiện nay có 176 tàu gần bờ với 913 lao động đang được thông báo để khẩn trương vào bờ, 125 tàu xa bờ với 2.878 lao động. Bộ đội Biên phòng đã thông tin liên tục cho các tàu, hướng dẫn hướng di chuyển khỏi các khu vực nguy hiểm.

Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng đưa thông tin kịp thời về cơn bão số 3; các cơ quan, người dân tập trung phòng chống bão.

Tại TP Hội An, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch TP Hội An – cho biết, lãnh đạo TP cũng đã họp khẩn để khẩn trương chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của người dân khi bão đổ bộ vào.

Chủ tịch Hội An cho biết, công tác di dời dân đã sẵn sàng, tuy nhiên chỉ di dời dân cục bộ. Các hộ dân ở nhà nhỏ, cũ có thể bị sập do bão sẽ được dời vào nhà hàng xóm gần đó chắc chắn để tránh bão.

Tỉnh Quảng Nam cũng đã khẩn trương triển khai ngay hoạt động Văn phòng tiền phương tại huyện Hội An để đảm bảo các điều kiện ứng cứu dân ở khu vực phía Bắc của tỉnh.

Ngư dân xã Duy Hải (huyện Duy Xuyên) đưa tàu cá vào bờ tránh bão
Ngư dân xã Duy Hải (huyện Duy Xuyên) đưa tàu cá vào bờ tránh bão

Ông Nguyễn Sinh – Chủ tịch phường Cửa Đại (TP Hội An) - cho hay, từ chiều 14/9, trời bắt đầu có gió và mưa đã đổ xuống. Lực lượng dân quân đang giúp dân chèn chống nhà cửa, phòng gió to gây sập đổ. “Hiện chưa có lệnh di dời dân. Khi nào TP Hội An lệnh sơ tán dân, lãnh đạo phường sẽ tiến hành sơ tán dân ngay”, ông Sinh nói.

Hàng loạt địa phương ven biển tỉnh Quảng Nam cũng đang hối hả chuẩn bị các phương án họp khẩn để ứng phó với bão.

Quảng Trị: Ngư dân chủ động ứng phó bão

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, do ảnh hưởng của bão đã gây mưa lớn trên diện rộng. Nhiều địa phương có lượng mưa đo được trên 100 mm như: tại Đầu Mầu (Cam Lộ) 137 mm, Đakrông 157 mm, Mỹ Chánh (Hải Lăng) 168 mm, Khe Sanh (Hướng Hóa) 100 mm, Tà Rụt (Đakrông) 180 mm,… Mưa lớn cũng đã khiến mực nước trên các con sông tại địa bàn lên nhanh.

Trước diễn biến của mưa bão, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị đã có công điện gửi các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với bão số 3, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa, bão gây ra.

Theo đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị đã kêu gọi được 2.257 tàu, thuyền cùng 6.239 ngư dân vào bờ, tránh trú bão an toàn. Hiện còn 24 tàu thuyền với 166 người đang hoạt động trên vùng biển các tỉnh lân cận; trong đó, có 23 tàu thuyền với 160 người ở vùng biển Quảng Bình và 1 tàu với 6 người đang hoạt động ở vùng biển Đà Nẵng.

Ngư dân chằng chống lại tàu thuyền để tránh hư hỏng
Ngư dân chằng chống lại tàu thuyền để tránh hư hỏng

Số tàu thuyền còn lại đã nhận được thông tin và vào nơi neo đậu an toàn. Đặc biệt, có 38 tàu với 263 người ngoại tỉnh được kêu gọi vào neo đậu an toàn trên vùng biển tỉnh Quảng Trị.

Trong ngày 14/9, người dân tại các vùng biển như: Cửa Việt, Triệu An, Gio Linh, Vĩnh Linh… đã đưa tàu thuyền vào bờ, neo đậu chắc chắn để tránh va đập, gây hư hỏng.

Các tàu đánh bắt gần bờ cũng đã vào nơi neo đậu
Các tàu đánh bắt gần bờ cũng đã vào nơi neo đậu

Hiện nay, hoàn lưu bão số 3 đã gây gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 tại đảo Lý Sơn và đảo Cồn Cỏ. Vùng ven biển các tỉnh Quảng Trị-Đà Nẵng có gió giật cấp 6-7. Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định đã có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa tính đến 13 giờ chiều nay phổ biến 100-150mm, có nơi trên 200mm như: Kỳ Anh (Hà Tĩnh): 258mm; Tiên Sa (Quảng Nam): 257mm; Trà Khúc (Quảng Ngãi): 215mm;...

 


Cơn bão số 3 hướng thẳng vào các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi. (Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương)

Cơn bão số 3 hướng thẳng vào các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi. (Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương)

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, Sóng biển cao từ 3-4m. Biển động mạnh. Khu vực ven biển các tỉnh Quảng Trị-Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Từ ngày 14-16/9, ở các tỉnh Trung Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên có mưa to đến rất to. Từ ngày 15-18/9 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và đồng bằng Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Trên các sông từ Thanh Hóa đến Bình Định và khu vực Bắc Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. Mực nước trên các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định có khả năng lên mức báo động 1 đến báo động 2, các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi và khu vực Bắc Tây Nguyên có khả năng lên mức báo động 2 đến báo động 3, có nơi trên báo động 3. Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng vùng trũng tại các tỉnh trên. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 2.

Ngoài ra, khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển ngoài khơi các tỉnh Bình Thuận đến Cà Mau có gió tây nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Công điện khẩn chỉ đạo đối phó với bão số 3

 

Công điện khẩn của Ban Chỉ đao Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đối phó với cơn bão số 3
Công điện khẩn của Ban Chỉ đao Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đối phó với cơn bão số 3

 

Hồi 10h sáng nay (14/9), Ban Chỉ đao Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã ra công điện khẩn yêu cầu: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa – Bình Thuận và các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Giao thông vận tải cần: Kiên quyết kêu gọi các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để di chuyển vào bờ hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Khu vực nguy hiểm trong thời gian tới được điều chỉnh là vùng biển Nam Vĩ tuyến 17,5 , Bắc vĩ tuyến 14,5 và Tây kinh tuyến 113.

Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn.

 

Điều tàu đi cứu 2 tàu cá gặp nạn do mưa bão

Vào lúc 7h16 ngày 14/09, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II (Trung tâm II) nhận được thông tin từ thuyền trưởng kiêm chủ tàu QB 92021 - ông Phan Ngọc Liên báo trên tàu có 6 thuyền viên. Vị trí của tàu tại tọa độ 16018 N - 108030 E (cách Đà Nẵng khoảng 27 hải lý về phía Đông Bắc). Do bão số 3 đang tiến gần về Đà Nẵng, mưa giông mạnh, gió lớn, tàu có nguy cơ chìm nên đã yêu cầu cứu nạn khẩn cấp.

Tàu SAR 274 đang đi cứu nạn tàu ĐNa 31724
Tàu SAR 274 đang đi cứu nạn tàu ĐNa 31724

Trước tình trạng nguy hiểm của tàu bị nạn, Tổng Giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam triển khai nay phương án đảm bảo tính mạng cho thuyền viên, điều động tàu SAR 412 tại Đà Nẵng đi cứu nạn. Tàu SAR 412 đã rời bến lúc 7h50 ngày 14/9, tiếp cận tàu bị nạn lúc 9h cứu được toàn bộ thuyền viên tàu bị nạn và đang đưa vào bờ.

Cũng ngay trong sáng ngày 14/9, vào lúc 9h15, gia đình chủ tàu ĐNa 31724 trực tiếp đến văn phòng Trung tâm II báo tin tàu bị hỏng máy thả trôi, gió lớn, có nguy cơ chìm, trên tàu có 3 thuyền viên, yêu cầu cứu nạn khẩn cấp

Trước tình trạng nguy hiểm của tàu bị nạn, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam điều động tàu SAR 274 rời bến đi cứu nạn lúc 9h45 ngày 14/9.

 

Khánh Hồng - Nguyễn Dương - Doãn Công