1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ăn nước ao cạnh đường ống nước Sông Đà

(Dân trí) - Chỉ cách đường ống nước Sông Đà không đầy 2km, thôn Ngọc Than (xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội) vẫn phải dùng nước ao trong chính danh nông dân thành phố.

Dân làng ở đây chưa bao giờ biết đến nước sạch nhà máy, nước giếng khoan là nguồn “nước sạch” chủ động duy nhất họ dùng cho mọi sinh hoạt thường ngày. Nhưng, 3 năm trở lại đây giếng khoan cũng không còn nước. Xoay xở mọi cách, có những gia đình chi đến 70 triệu khoan giếng, song sâu trong lòng đất 70m nước vẫn không có đủ dùng. Thế là cái ao làng, trước chỉ để khoắng chân lúc đi làm đồng về nay trở thành nguồn cấp nước chính.
 
Hàng trăm vòi lớn bé từ nhà dân xổ ra cắm xuống ao hút nước, trong khi bên cạnh là con mương nước thải của thôn đang bốc mùi. Nỗi khổ, nguy cơ bệnh tật khi phải ăn nước ao tù của người dân Ngọc Than đã diễn ra nhiều năm, và cho đến nay vẫn chưa thấy cơ quan nào chịu trách nhiệm giải quyết.
 
Thiết nghĩ, sự bàng quan đến vô tâm của chính quyền đã - đang - sẽ bắt người dân phải chịu đựng đến bao lâu nữa?


Đập ngay vào mắt khi đến thôn Ngọc Than là đường ống dẫn nước ao mắc chi chít trên cột điện.

Đập ngay vào mắt khi đến thôn Ngọc Than là đường ống dẫn nước ao mắc chi chít trên cột điện.

Những búi ống nước này dẫn xa nhất có thể lên đến 1km.

Những búi ống nước này dẫn xa nhất có thể lên đến 1km.

Những búi ống nước này dẫn xa nhất có thể lên đến 1km.

Ở ao đình – nơi thả cá – hàng trăm đường ống lớn nhỏ cắm xuống mặt nước không mấy sạch, và nặng mùi khi gió quẩn. Mỗi khi tát ao, người ta lại xây giếng sâu xuống đáy ao, cắm ống xuống đó để lấy nước trong hơn.

Những búi ống nước này dẫn xa nhất có thể lên đến 1km.

Tình trạng phải dùng nước ao để sinh hoạt đã rộ lên khoảng 3 năm nay, khi nguồn nước giếng khoan trong lòng đất đã cạn.

Những búi ống nước này dẫn xa nhất có thể lên đến 1km.

Chị Nguyễn Thị Dung thôn Ngọc Than đang mang cát ra bờ ao rửa, sau đó bỏ vào bể ở nhà để lọc nước ao dùng sinh hoạt.

Người làng Ngọc Than thông ống, sửa lại các đầu rọ đã bị đất trét đặc khi cái nóng bắt đầu gay gắt.

Người làng Ngọc Than thông ống, sửa lại các đầu rọ đã bị đất trét đặc khi cái nóng bắt đầu gay gắt.

Việc đi xin nước ăn ở đây xảy ra như cơm bữa.

Việc đi xin nước ăn ở đây xảy ra như cơm bữa.

Việc đi xin nước ăn ở đây xảy ra như cơm bữa.

Mặc dù nước ao được dùng để sinh hoạt, nhưng dân làng vẫn phải dùng nước vào những việc khác như rửa cuốc xẻng…

Dàn ống nước đua nhau thả xuống ao từ những nhà mặt đường.

Dàn ống nước đua nhau thả xuống ao từ những nhà mặt đường.

Chiều đến là lúc bọn trẻ bắt đầu tụ tập ra ao để tắm xung quanh những ống nước.

Chiều đến là lúc bọn trẻ bắt đầu tụ tập ra ao để tắm xung quanh những ống nước.

Chiều đến là lúc bọn trẻ bắt đầu tụ tập ra ao để tắm xung quanh những ống nước.

Bờ ao là nơi người dân rửa ráy, tắm giặt…mọi thứ đều mang ra đây cả giống như cách sinh hoạt ở giếng làng các vùng quê.

Chiều đến là lúc bọn trẻ bắt đầu tụ tập ra ao để tắm xung quanh những ống nước.



Chiều đến là lúc bọn trẻ bắt đầu tụ tập ra ao để tắm xung quanh những ống nước.

Lũ trẻ vẫn tắm, các vòi nước vẫn sục xuống ao hút nước, và bên bờ bên kia là chuồng lợn với hệ thống xả nước trực tiếp ra ao.

Chiều đến là lúc bọn trẻ bắt đầu tụ tập ra ao để tắm xung quanh những ống nước.

Nếu thấy nước ven bờ chưa đủ trong, người ta sẽ cất công mắc dàn ống ra giữa ao cho "sạch sẽ". Thật cám cảnh!


Hữu Nghị