1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

56 triệu người VN nhiễm khuẩn gây loét dạ dày

Theo thống kê của Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, tác nhân gây loét dạ dày - tá tràng là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), có khoảng 60-70% dân số VN tức là khoảng 56 triệu người nhiễm loại khuẩn này.

Tình trạng tăng axit đường tiêu hóa là yếu tố khiến bệnh dễ khởi phát và nặng hơn. Loét tiêu hóa gây nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng dạ dày, có thể dẫn đến tử vong.

 

Vi khuẩn HP không chỉ gây viêm loét dạ dày - tá tràng mà còn liên quan tới sự phát sinh ung thư dạ dày. Tỷ lệ dân số nhiễm HP càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh này càng cao. Bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Nếu được phát hiện và xử trí sớm, bệnh nhân có thể sống thêm 10-15 năm.

 

Các bệnh loét đường tiêu hóa dễ gây biến chứng, trong đó có một biến chứng rất nguy hiểm là xuất huyết, 6-7% số ca xuất huyết tiêu hóa (nôn hoặc đi tiêu ra máu) bị tử vong.

 

GS Tạ Long, Chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, cho hay: ''Mục đích của điều trị loét dạ dày - tá tràng là tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) và giảm lượng axit dạ dày, đưa nó về mức pH tối ưu. Phác đồ tối ưu hiện nay là dùng 3 thuốc: một lọai thuốc mà giới chuyên môn gọi là "ức chế bơm proton" nhằm giảm tiết axit cùng 2 lọai kháng sinh.

 

Trong một thử nghiệm lâm sàng gần đây, Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam đã cho các bệnh nhân loét tiêu hóa dùng Pantoloc và các kháng sinh Clarithromycin, Amoxicilline. Sau 1 tuần điều trị, 96% bệnh nhân lành sẹo, hơn 90% diệt được khuẩn HP.

  

Theo Lê Hà

Vietnamnet

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm