1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Cải tạo kênh rạch ô nhiễm ở TPHCM

Bình Định:

1.300 tỷ đồng đưa tiến bộ KH-CN về nông thôn, miền núi

(Dân trí) - Ngày 11/1, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Chương trình Nông thôn miền núi giai đoạn 2011 – 2015, với tổng số vốn hỗ trợ 1.300 tỷ đồng.

Theo đó, từ năm 2011 đến nay Nhà nước đã phê duyệt gần 280/489 dự án được chuyển giao tiến bộ KH & CN về nông thôn, miền núi ở 60 tỉnh, thành phố trong cả nước với tổng kinh phí là 1.300 tỷ đồng vượt 8,3% so với kế hoạch.

Ông Nguyễn Thế Ích, quyền Văn phòng Chương trình nông thôn miền núi báo cáo kết quả tại hội nghị
Ông Nguyễn Thế Ích, quyền Văn phòng Chương trình nông thôn miền núi báo cáo kết quả tại hội nghị

Bên cạnh đó, đã chuyển giao và ứng dụng 691/900 công nghệ vượt 6,7% so với kết hoạch; đã xây dựng được 696 mô hình; đào tạo được 2.650 kỹ thuật viên cơ sở làm nòng cốt cho dự án vượt 47% so với kế hoạch 1.800 người; đào tạo ngắn hạn cho 1.000 cán bộ quản lý các cấp và tập huấn cho 61.500 lượt nông dân. Ngoài ra, tạo điều kiện giải quyết trên 150.000 lao động tại chỗ ở các địa phương.

Qua 2 năm triển khai thực hiện chương trình về nông thôn miền núi đến nay đã cơ bản đồng bộ. Đặc biệt, các dự án ứng dụng khoa học và công nghệ đã giúp các địa phương nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; phát triển các loại hàng hóa đặc sản, công nghệ cao; ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất; phát triển nuôi trồng theo quy mô công nghiệp; xử lý môi trường nông…

Tuy nhiên, sau 3 năm thực hiện chỉ đáp ứng được 57% nhu cầu đề xuất của các địa phương về nghiên cứu, triển khai các đề tài, giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu được đánh giá là nguồn kinh phí không đủ để thực hiện trong khi nhu cầu đề xuất triển khai dự án của các địa phương là rất lớn và tăng cao sau từng năm do hiệu quả từ chương trình này.

Ông Nguyễn Thế Ích, quyền Chánh văn phòng Chương trình Nông thôn miền núi giai đoạn 2011 – 2015, cho biết: “Các dự án chính là cầu nối đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào trong sản xuất tại các vùng nông thôn miền núi đặc biệt là vùng sâu vùng sa. Đồng thời nhằm giúp địa phương tiếp nhận, làm chủ và phát triển công nghệ giải quyết vấn đề về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sử dụng các giống cây, con có năng suất, chất lượng; tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp để sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu; sản xuất rau sản xuất rau an toàn…”

Doãn Công